Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 118 - 120)

3.3. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng phát triển

3.3.6. Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng

3.3.6.1. Mục đích của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá là một trong những biện pháp quản lý có vị trí vơ cùng quan trọng trong cơng tác quản lý. Lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Qua kiểm tra giúp cho việc nắm bắt tình hình cơng việc kịp thời, thấy được những ưu, nhược điểm trong việc triển khai thực hiện, qua đó uốn nắn, nhắc nhở, chỉ đạo thực hiện việc bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình mơn tốn cho GV trường THCS.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV giúp GV xác định các tiêu chuẩn so với mục tiêu và kế hoạch đề ra, thiết kế hệ thống các thông tin phản hồi về chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa mơn tốn sau năm 2019.

Kiểm tra, đánh giá giúp GV so sánh với các tiêu chuẩn, mục tiêu đề ra, để từ đó có những điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng cho phù hợp. Đồng thời để hoạt động bồi dưỡng được tiến hành nghiêm túc, tránh tình trạng tổ chức thực hiện dưới dạng hình thức, khơng chất lượng, khơng hiệu quả.

3.3.6.2. Nội dung và cách thực hiện

Dựa trên kế hoạch bồi dưỡng nâng cao kỹ năng phát triển CTMT cho GV, nội dung, chương trình bồi dưỡng đã xác định, tài liệu bồi dưỡng… BGH tiến hành kiểm tra trực tiếp các lớp bồi dưỡng về nội dung, phương pháp bồi dưỡng, cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng, ý thức tham gia bồi dưỡng của đội ngũ GV. Đồng thời BGH thiết kế các công cụ kiểm tra, huy động lực lượng kiểm tra để thực hiện kiểm tra theo các hình thức sau đây:

Quan sát trực tiếp hoạt động bồi dưỡng thơng qua các hình thức khác nhau, thăm lớp dự giờ hoạt động bồi dưỡng.

Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với GV với tư cách là đối tượng tiếp nhận nội dung, chương trình bồi dưỡng, thu thông tin phản hồi từ đối tượng bồi dưỡng qua phiếu hỏi, nghiên cứu sản phẩm hoạt động do đối tượng tham gia bồi dưỡng tạo nên.

Trên cơ sở xem xét và phân tích những cơng việc trên, phải đánh giá nêu rõ những ưu, khuyết điểm của việc tổ chức bồi dưỡng, nội dung, phương pháp truyền thụ của các báo cáo viên, việc tiếp thu và vận dụng của các GV, từ đó có những chỉ đạo, điều hành việc tổ chức bồi dưỡng đảm bảo theo đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra.

Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính chính xác, cơng khai, khách quan, trung thực, phải phát huy được tinh thần tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý chí vươn lên của giáo viên.

Qua kiểm tra, đánh giá phải giúp GV nhìn nhận thấy thực tế kỹ năng, trình độ của bản thân để từ đó có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.

3.3.6.3. Điều kiện thực hiện

BGH phải xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng, xây dựng công cụ đánh giá cụ thể, sát thực, dễ đo, dễ thực hiện và đo được những kết quả cần đo.

Tổ chức được lực lượng kiểm tra có kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Người làm công tác kiểm tra phải cơng tâm, có trách nhiệm và quán triệt các ngun tắc đảm bảo tính khách quan, tính cơng bằng trong kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 118 - 120)