Biện pháp 5: Chỉ đạo đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 116 - 118)

3.3. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng phát triển

3.3.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ

bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV trường THCS

3.3.5.1. Mục đích của biện pháp

Phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng là yếu tố cơ bản có tính chất quyết định đến hiệu quả bồi dưỡng.

Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình mơn Tốn cho GV trường THCS nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng, tạo sự chuyển biến tích cực trong mỗi học viên, đáp ứng nhu cầu người học và sự đổi mới của giáo dục phổ thông.

3.3.5.2. Nội dung, cách thức thực hiện của biện pháp

BGH cần căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, kỹ năng và nhu cầu bồi dưỡng của GV; Căn cứ nội dung bồi dưỡng để lựa chọn phương pháp, hình thức bồi dưỡng cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.

Bồi dưỡng tập trung vào dịp nghỉ hè và đầu năm học theo kế hoạch của Phòng GD và ĐT;

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình mơn tốn cho GV theo hình thức trực tuyến kết hợp với bồi dưỡng trực tiếp tại trường giúp GV phát triển kỹ năng. Chủ động mời chuyên gia, báo cáo viên theo cụm trường và theo đơn vị nhà trường.

Bồi dưỡng thông qua nghiên cứu bài học, tổ chức thao giảng, thi GV giỏi Bồi dưỡng thơng qua sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn tại trường, đây là

hình thức bồi dưỡng có tính tổ chức, được quy định nên có tính bắt buộc và thường được sinh hoạt một cách nền nếp ở các trường THCS.

Bồi dưỡng thơng qua mơ hình trường học kết nối có sử dụng ứng dụng cơng nghệ thơng tin để GV tự học nâng cao trình độ, kỹ năng.

Bồi dưỡng thông qua việc tự học của GV (thơng qua giáo trình, tài liệu được cung cấp): Tự nghiên cứu bồi dưỡng chun mơn của GV có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với công tác bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn. Do vậy, BGH nhà trường cần tạo phong trào tự bồi dưỡng, bồi dưỡng liên tục theo yêu cầu cấp thiết của đổi mới chương trình và sách giáo khoa mới; khuyến khích tinh thần tự giác, nhiệt tình, ý thức học tập bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn của GV. Tự bồi dưỡng chun mơn vừa mang tính tự nguyện, vừa mang tính bắt buộc, nhất là trong giai đoạn hiện nay, đang đặt ra những yêu cầu rất lớn đối với ngành giáo dục đó là “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Để nâng cao ý thức tự bồi dưỡng của đội ngũ GV trường THCS cần giải quyết một số vấn đề sau:

Đưa nội dung tự bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình nhà trường, chương trình mơn tốn thành một phong trào thi đua của ngành, trước tiên phải triển khai thực hiện gương mẫu từ đội ngũ CBQL, sau đó đến đội ngũ giáo viên.

Chú ý công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động đội ngũ cán bộ, giáo viên trong các trường hiểu rõ và thấm nhuần sâu sắc mục đích, ý nghĩa và u cầu của cơng tác tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng chuyên mơn, nghiệp vụ nói chung và kỹ năng phát triển chương trình nhà trường, chương trình mơn tốn nói riêng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển giáo dục và đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2019.

tự bồi dưỡng, phải xây dựng cho mình kế hoạch cụ thể, chi tiết, đầy đủ về công tác này.

Phương pháp bồi dưỡng phải linh hoạt, phát huy vai trò tự học, tự bồi dưỡng của GV, tăng cường tính hợp tác thơng qua việc làm của các GV.

3.3.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Các phương thức bồi dưỡng đã nêu được tổ chức thực hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nội dung, đối tượng, thời gian và các điều kiện về nguồn lực (kinh phí, cơ sở vật chất...), ngồi ra cịn phụ thuộc vào kế hoạch của phòng GD và ĐT, các trường THCS.

Học viên phải có đủ tài liệu hỗ trợ trong q trình bồi dưỡng.

Học viên phải tự giác, tích cực, chủ động tham gia bồi dưỡng và trải nghiệm kỹ năng thực hiện nội dung chương trình đã được bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 116 - 118)