Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 112 - 114)

3.3. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng phát triển

3.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nâng

năng cho GV về phát triển chương trình mơn tốn

3.3.3.1. Mục đích của biện pháp

Mục tiêu của việc lập kế hoạch là giúp cho các nhà quản lý hồn tồn chủ động để có bước đi phù hợp trong công tác bồi dưỡng kỹ năng cho GV, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Việc lập kế hoạch đảm bảo cho công tác bồi dưỡng GV trở thành nề nếp và thực hiện theo trình tự hợp lý. Tạo khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác bồi dưỡng một cách khoa học, giúp các nhà quản lý thực hiện tốt chức năng kiểm tra.

Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, BGH trường tổ chức phối hợp với các trường THCS trong huyện để tổ chức bồi dưỡng hoặc tự tổ chức theo đơn vị.

3.3.3.2. Nội dung và cách thực hiện của biện pháp

BGH tổ chức họp, xin ý kiến phòng GD và ĐT, các chuyên gia, phân tích kết quả đánh giá kỹ năng phát triển CTMT của GV, nhu cầu bồi dưỡng, nội dung chương trình bồi dưỡng. Phân tích mơi trường, xác định những yêu cầu đổi mới với giáo viên để thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2019 và mục tiêu u cầu của mơn Tốn làm cơ sở xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV của trường.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng bám sát mục tiêu đổi mới, đáp ứng yêu cầu về kỹ năng cần có và nhu cầu bồi dưỡng của GV, các nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã đề ra; các đề án về đổi mới chương trình sách giáo khoa; nhiệm vụ năm học của Bộ giáo dục đào tạo và hướng dẫn thực hiện của Sở, của Phòng giáo dục và Đào tạo; định hướng phát triển GD và ĐT của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lâm Thao và định hướng của mỗi xã, thị trấn về phát triển GD và ĐT nói chung và mơn tốn nói riêng.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình mơn tốn cho cho GV phải căn cứ vào thực trạng kỹ năng của đội ngũ GV toán trường THCS từ những kết quả khảo sát đánh giá kỹ năng thu được và những yêu cầu của đổi mới chương trình và sách giáo khoa đặt ra, từ đó xác định mục tiêu, nội dung, phương thức và các điều kiện khác để thực hiện bồi dưỡng nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nói chung và nâng cao kỹ năng phát triển CTMT cho GV nói riêng.

Kế hoạch phải được xây dựng chi tiết, cụ thể về các nội dung:

Thời gian bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng, nội dung các kỹ năng cần triển khai bồi dưỡng, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng, cơ sở vật

chất, kinh phí, nhân lực. Kế hoạch bồi dưỡng phải được bàn và thông qua ban chỉ đạo, lãnh đạo các cấp để thực hiện.

Phải xây dựng cơ chế quản lý, giám sát hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV, có chế tài khen thưởng và xử lý các trường hợp chưa có ý thức tốt trong bồi dưỡng.

3.3.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

BGH và bộ phận tham mưu phải nắm vững kĩ năng lập kế hoạch, biết phân tích đánh giá tình hình kỹ năng của GV, xác định được đúng nội dung cần bồi dưỡng cho giáo viên.

Phải biên tập bộ tài liệu, giáo trình chuẩn;

Phải chuẩn bị đầy đủ, có chất lượng đội ngũ báo cáo viên;

Phải huy động được nguồn lực để triển khai hoạt động bồi dưỡng hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 112 - 114)