Thực trạng hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 86 - 92)

2.3. Kết quả khảo sát

2.3.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương

mơn tốn của giáo viên trường THCS

2.3.3.1. Đánh giá nội dung bồi dưỡng

Nội dung bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMT cho GV được xây dựng dựa trên các yêu cầu về đổi mới chương trình GDPT tổng thể của Bộ GD và ĐT quy định, tập trung vào các nội dung sau:

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực thiết kế, thực hiện phát triển CTNT, CTMT cho CBQL và GV trường THCS

- Nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan trọng và sự cần thiết phải phát triển CTNT, CTMT.

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về thực hiện quy trình phát triển CTNT, CTMT cho GV. Gồm các kiến thức kỹ năng như: Khảo sát, đánh giá nhu cầu của GV và HS; Xác định mục đích, mục tiêu bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMT cho GV; kỹ năng, trình độ chun mơn của GV trong việc rà sốt chương trình GD khung quốc gia, chương trình GD địa phương, chương trình GD nhà trường.

- Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch phát triển CTNT, CTMT theo định hướng mới; bồi dưỡng kỹ năng kiểm sốt q trình thực hiện, đánh giá và cập nhật để điều chỉnh CTNT, CTMT theo từng năm học; khả năng thực thi CTNT, CTMH đặc biệt là CTMT.

Để đánh giá về hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV toán trường THCS huyện Lâm Thao, tác giả tiếp tục tiến hành khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.11. Với nội dung này, tác giả quy ước cách tính điểm và chuẩn đánh giá như sau:

Quy ước: Mức độ: (1) Luôn luôn: 4 điểm; (2) thường xuyên: 3 điểm; (3) Thỉnh thoảng: 2 điểm; (4) Hiếm khi: 1 điểm; (5) Không bao giờ: 0 điểm, sau đó nhân với số phiếu tán thành ở từng mức độ thực hiện, ta tính được tổng số điểm (Σ) đem chia cho tổng số phiếu khảo sát thu được trị số trung bình X chung.

Chuẩn đánh giá:

Trị số trung bình X từ 3,50 đến 4,00 - Ln ln; Trị số trung bình X từ 2,50 đến 3,49 - Thường xuyên; Trị số trung bình X từ 1,50 đến 2,49 - Thỉnh thoảng; Trị số trung bình X từ 1,00 đến 1,49 - Hiếm khi;

Trị số trung bình X từ 0 đến dưới 1,0 - Không bao giờ.

Bảng 2.11. Thực trạng nội dung bồi dưỡng

(1) Luôn luôn: 4 điểm; (2) Thường xuyên: 3 điểm; (3) Thỉnh thoảng: 2 điểm; (4) Hiếm khi: 1 điểm; (5) Không bao giờ: 0 điểm.

STT Nội dung bồi dƣỡng Mức độ Điểm

TB

1 2 3 4 5

1

BD kỹ năng cho GV rà sốt lại chương trình và SGK mơn Tốn hiện hành để xác định những nội dung trùng lặp, những kiến thức khó, chưa hoặc khơng cần thiết, những thơng tin đã cũ,…

STT Nội dung bồi dƣỡng Mức độ Điểm TB

1 2 3 4 5

2

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng và sự cần thiết phải phát triển CTNT, CTMH, CTMT

5 12 16 12 20 1,53

3

BD kiến thức, kỹ năng cho GV có khả năng tổng hợp CTMT, cấu trúc lại nội dung dạy học toán nhằm phát triển CTMT phù hợp với định hướng đổi mới.

4 13 17 11 20 1,53

4

BD kỹ năng cho CBQL khả năng chỉ đạo các tổ chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch dạy học cho mỗi môn học, mỗi lớp học theo định hướng mới

5 10 26 12 12 1,75

5

BD kiến thức, kỹ năng về thực hiện quy trình phát triển CTMT cho GV (khảo sát, đánh giá nhu cầu của HS; rà soát CTMT quốc gia, kỹ năng xây dựng kế hoạch phát triển CTMT

5 12 16 15 17 1,58

6

BD kỹ năng cho GV khả năng tổ chức xây dựng nội dung CTMT có các chủ đề như: chủ đề liên mơn, tích hợp và các hoạt động, câu lạc bộ....cho HS

3 11 26 15 10 1,72

7

BD kỹ năng lập kế hoạch mới cho GV Toán; Kỹ năng lựa chọn, vận dụng các hình thức tổ chức dạy học tích cực theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.

3 11 26 15 10 1,72

Trung bình chung 1,7

Kết quả khảo sát cho thấy: hầu hết các tiêu chí đều đạt từ 2,0 điểm trở xuống; trong đó, điểm trung bình chung của 7 nội dung đạt 1,7 điểm. Điều đó chứng tỏ nội dung BD kỹ năng phát triển CTNT, CTMT cho GV chưa được thực hiện thường xuyên mà mới tập trung chủ yếu ở mức độ thỉnh thoảng. Trong đó, có các nội dung rất quan trọng và trên thực tế cần phải được thực

hiện thường xuyên (như nội dung ở mục 2, 3, 5) nhưng chưa được BGH các trường chú trọng. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về nội dung BD kỹ năng phát triển CTMT cho GV trường THCS, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi toàn ngành đang đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT.

Các nội dung đặt ra trong phiếu điều tra đều là những nội dung rất cần thiết, quan trọng trong việc bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV trường THCS; song, BGH các trường chưa quan tâm nhiều đến nội dung này. Do vậy, năng lực thiết kế, thực thi CTNT, CTMT của GV còn hạn chế. Trên thực tế, khi trực tiếp trao đổi, phỏng vấn các giáo viên toán, tác giả được biết: việc lập kế hoạch, lựa chọn, đề xuất các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học tích cực, phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, thực thi chương trình mơn tốn mới sau khi được phê duyệt chưa được BGH các trường đầu tư thỏa đáng, hiệu quả chưa cao, vẫn cịn hình thức.

Đánh giá chung: công tác quản lý hoạt động BD kỹ năng phát triển CTNT, CTMT cho GV các trường THCS đã được BGH quan tâm, thực hiện. Tuy nhiên mức độ thực hiện chưa thường xuyên, nhiều nội dung chưa thực hiện tốt, công tác chỉ đạo cịn gặp nhiều khó khăn. Ngun nhân một phần do một số CBQL còn chưa nhận đúng, đầy đủ và sâu sắc về nội dung phát triển CTNT, CTMT; việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện của nhà trường có mặt chưa sát sao, quyết liệt; năng lực của báo cáo viên còn hạn chế; mặt khác, phát triển CTNT, CTMT là nội dung mới và khó, địi hỏi BGH các trường THCS cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo về nội dung BD; điều kiện nhân lực, tài lực mới thực hiện có hiệu quả.

2.3.3.2. Hình thức và phương pháp bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV trường THCS huyện Lâm Thao

của Sở GD và ĐT tỉnh Phú Thọ, các văn bản hướng dẫn của Phòng GD và ĐT Lâm Thao, BGH các trường xây dựng và ban hành kế hoạch bồi dưỡng, xác định các hình thức bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMH trong đó có mơn Tốn cho GV trường mình.

Để đánh giá thực trạng về hình thức bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMT cho GV trường THCS huyện Lâm Thao, tác giả tiếp tục tiến hành khảo sát nhận thức của CBQL, GV các trường THCS trong huyện về nội dung trên. Kết quả thu được ở bảng 2.12. (Cách quy ước điểm và chuẩn đánh giá được sử dụng như ở bảng 2.11)

Bảng 2.12. Thực trạng hình thức bồi dưỡng kỹ năng phát triển CT mơn Tốn cho GV các trường THCS huyện Lâm Thao

STT Hình thức bồi dƣỡng Mức độ Điểm

TB

1 2 3 4 5

1 Bồi dưỡng theo hình thức tập trung. 5 5 20 35 0 1,69 2 Bồi dưỡng theo hình thức trực tuyến. 0 0 0 65 0 1 3 Bồi dưỡng theo hình thức kết hợp vừa trực

tiếp vừa trực tuyến. 0 0 0 65 0 1

4 Tự BD khơng có tài liệu hướng dẫn 2 5 5 28 25 0,93 5 Bồi dưỡng theo chuyên đề. 5 5 20 35 1,69 6 Bồi dưỡng thường xuyên theo các mô đun. 21 26 11 2 5 2,86 7 BD ngay hoặc khi có nhiệm vụ phát sinh. 0 18 27 20 0 1,96 8 Bồi dưỡng thông qua lồng ghép hoạt động CM 20 30 15 0 0 3,07

9

GV tự nghiên cứu, tự BD theo chương trình quy định (thơng qua giáo trình, tài liệu được cung cấp).

0 0 25 26 14 1,17

Trung bình chung 1,7

quan tâm các hình thức bồi dưỡng theo chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ năm học. Tuy nhiên, kết quả trung bình chung chỉ đạt 1,7 điểm. Điều này cho thấy: các hình thức và phương pháp bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV trường THCS còn khá mờ nhạt, chưa được chú trọng thường xuyên, liên tục. Hình thức chủ yếu được BGH sử dụng nhiều nhất là bồi dưỡng thông qua lồng ghép hoạt động chuyên môn của ngành (điểm đạt 3,07); Bồi dưỡng thường xuyên theo các mô đun (điểm đạt 2,86). Đây là hai hình thức chưa phù hợp và chưa đáp ứng được yêu cầu về bồi dưỡng chuyên đề, chuyên sâu của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV. Hình thức bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng theo chuyên đề và tự bồi dưỡng của GV là những hình thức trên thực tế đạt hiệu quả cao nhất; song chưa được BGH các trường chú trọng thực hiện. Kết quả điểm của tiêu chí này khá thấp; nhất là việc tự bồi dưỡng của GV chỉ đạt 0,93, có nghĩa là khơng bao giờ GV tự bồi dưỡng.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin theo hình thức bồi dưỡng trực tuyến cũng ít được sử dụng, mức điểm thu được đạt 1,0 điểm, có nghĩa là hiếm khi thực hiện. Trong khi đó, các hình thức bồi dưỡng cần phải được thực hiện linh hoạt hơn; phong phú và đa dạng hơn.

Từ việc phân tích kết quả khảo sát ở bảng 2.12 cho thấy: BGH các trường cần phải quan tâm, chú trọng nhiều hơn nữa đến các hình thức bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm việc bồi dưỡng tập trung, theo chuyên đề về kỹ năng phát triển CTMT cho GV. Sử dụng có hiệu quả các cơng nghệ thơng tin trong hoạt động bồi dưỡng; đồng thời hạn chế việc lồng ghép với các nhiệm vụ chuyên môn khác để tránh việc bồi dưỡng khơng có trọng tâm, trọng điểm. Có như vậy, hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV mới đạt hiệu quả và phát huy tốt hơn vai trò quản lý, tổ chức hoạt động này của BGH các trường THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)