2.3. Kết quả khảo sát
2.3.2. Thực trạng kỹ năng phát triển chương trình nhà trường,
trình mơn học của giáo viên
2.3.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tổng quan, về phát triển CTNT, CTMT, các cấp độ của phát triển CTNT, CTMT
Để nắm bắt được nhận thức của CBQL, TTCM và GV về mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMT cho GV trường THCS trong huyện, bước đầu tiên, tác giả tiến hành khảo sát nhận thức chung của CBQL, TTCM, GV về CTNT, CTMT, phát triển CTNT, CTMT các cấp độ của việc PTCT (cơ quan chủ trì xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện). Tác giả tiến hành khảo sát đánh giá, kết quả thu được ở bảng 2.9 như sau:
Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức của HT, PHT, TTCM và GV về CTGD, CTNT, CTMH; Phát triển CTGD, CTNT, CTMH
(1) Hoàn toàn đồng ý; (2) Đồng ý; (3) Phân vân; (4) Khơng đồng ý; (5) Hồn tồn khơng đồng ý TT Nhận định Ý kiến Điểm TB 1 2 3 4 5 1 Chƣơng trình giáo dục 1.1
CTGD khơng chỉ quan tâm đến những gì người học phải làm trong quá trình học tập, mà cịn là những gì họ sẽ học được từ những việc làm đó. CTGD quan tâm đến những kết quả cuối cùng.
TT Nhận định Ý kiến Điểm TB
1 2 3 4 5
1.2
CTGD là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động GD trong một thời gian xác định, trong đó nêu rõ các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương tiện, phương pháp, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập.
18 12 15 20 0 2,43
1.3
CTGD là những hoạt động học tập được hoạch định và chỉ đạo bởi nhà trường nhằm giúp người học phát triển năng lực cá nhân và xã hội một cách liên tục.
25 15 16 9 0 2,86
1.4
“CTGD thể hiện mục tiêu GD; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung GD, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GD, cách thức đánh giá kết quả GD đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo”.
30 12 16 7 0 3,0
Trung bình chung 2,71
2 Phát triển CTGD
Phát triển CTGD là một quá trình liên tục nhằm hồn thiện khơng ngừng CTGD cho tương thích với trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, của đời sống xã hội nói chung…
36 24 5 0 0 3,47
Trung bình chung 3,47
3 CTNT, CTMT
Là sự PTCT từ CTGD cấp Quốc gia, CTGD cấp địa phương trên cơ sở căn cứ vào mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung dạy học….phù hợp với đơn vị trường.
31 21 10 0 0 3,18
TT Nhận định Ý kiến Điểm TB
1 2 3 4 5
4 Phát triển CTNT, CTMT
Là phương tiện để đưa chương trình tiến gần tới nhu cầu nguồn lực của học sinh và cộng đồng.
18 33 11 2 0 3,00
Trung bình chung 3,00
5 Chƣơng trình, cải tiến chƣơng trình và
đánh giá chƣơng trình 1 2 3 4 5
CTNT, CTMT là chương trình quốc gia được giữ nguyên hoặc điều chỉnh một phần, được lựa chọn và sắp xếp lại với sự tham gia của GV, các chuyên gia, của cộng đồng nhà trường cho phù hợp với đối tượng HS, điều kiện của nhà trường và kinh tế xã hội của địa phương
20 11 21 6 7 2,48
Trung bình chung 2,48
6 Cấp độ quản lý phát triển CTGD
6.1
Chương trình quốc gia do Bộ GD và ĐT quản lý; CTGD địa phương do các sở GD và ĐT quản lý; CTNT do Hiệu trưởng xây dựng, quản lý, CTMH do GV thiết kế và người thực hiện là các GV bộ môn.
15 20 16 9 5 2,48
6.2 Bộ GD và ĐT quản lý PTCT quốc gia 38 27 0 0 0 3,58
6.3 Vụ giáo dục trung học tổ chức thực hiện
chương trình quốc gia 38 27 0 0 0 3,58 6.4 Sở GD và ĐT tổ chức thực hiện chương trình
địa phương 38 27 0 0 0 3,58
6.5 Hiệu trưởng và GV các nhà trường tổ chức
thực hiện CTNT, CTMH 6 12 35 10 2 2,15 6.6 GV xây dựng và thực hiện CTNT, CTMH 5 12 36 9 3 2,11
Kết quả điều tra trên cho thấy: đa số CBQL, GV các trường THCS trong huyện đã có những nhận định cơ bản về CTGD, CTNT, CTMH, phát triển CTGD, CTNT, CTMH và các cấp độ quản lý CTNT, CTMH. Song, mức độ hoàn toàn đồng ý chưa nhiều; hầu hết các ý kiến đều đồng ý với nhận định chung về CTGD, CTNT, CTMH.
Cần phải lưu ý là còn nhiều ý kiến phân vân ở mục 1.2 với số điểm đạt 2,43. Điều đó chứng tỏ, các đối tượng được khảo sát cịn chưa nắm bắt chính xác về: CTGD, CTNT, CTMH là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động GD, dạy học trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương tiện, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập của HS …
Tương tự, tại mục 6.1 về cấp độ quản lý và phát triển CTGD, CTMH các ý kiến còn phân vân, điểm đạt 2,48. Đây là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMH cho GV nhưng chưa được GV nắm vững. Do vậy, rất cần cơng tác truyền thơng từ phịng GD và ĐT đến CBQL các nhà trường về vấn đề này.
Mục 6.5, kết quả đạt 2,15 điểm, đây là mức điểm thể hiện các ý kiến còn phân vân về chức năng, nhiệm vụ của người HT, của người GV trong tổ chức thực hiện CTNT, CTMH. Qua đó cho thấy, hầu hết CBQL, GV còn chưa hiểu một cách chính xác vấn đề này.
Từ việc phân tích kết quả khảo sát trên cho thấy: về cơ bản, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL, GV về CTGD, CTNT, CTMH, phát triển CTGD, CTNT, CTMH các cấp độ quản lý chương trình đã được các nhà trường quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa và cần có những điểm nhấn nhất định trong công tác tuyên truyền để CBQL, GV hiểu rõ hơn vai trị, trách nhiệm của mình trong cơng tác thiết kế, thực thi chương trình của mỗi nhà trường theo hướng phù hợp với điều kiện
cụ thể của mỗi địa phương, đơn vị và đảm bảo chất lượng bộ mơn, mục đích, mục tiêu giáo dục.
2.3.2.2. Nhận thức của CBQL và GV về mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMH, CTMT
Trên cơ sở đã có những kết quả thu được về nhận thức của CBQL, GV về những vấn đề tổng quan về chương trình và PTCT ở các cấp độ, tác giả tiếp tục tiến hành khảo sát nhận thức của CBQL và GV dạy mơn tốn về mục tiêu của hoạt động này. Kết quả thu được ở bảng 3. Cách quy ước điểm và chuẩn đánh giá được sử dụng như ở bảng 2.10
Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV về mục tiêu bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV trường THCS
(1) Hoàn toàn đồng ý; (2) Đồng ý; (3) Phân vân; (4) Khơng đồng ý; (5) Hồn tồn khơng đồng ý; STT Nhận định về mục tiêu BD kỹ năng PTCT mơn Tốn cho GV Ý kiến Điểm TB 1 2 3 4 5 1
Tiếp tục củng cố, bồi đắp, trang bị cho GV các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển CTMT.
6 19 23 12 5 2,13
2
Cụ thể hóa chương trình quốc gia phù hợp với thực tiễn của địa phương, thực tiễn nhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triển của người học.
20 15 14 16 0 2,6
3
Từng bước khắc phục hạn chế của chương trình, sách giáo khoa mơn Tốn hiện hành; xây dựng và phát triển được CTMT mới phù hợp với đối tượng HS, với trường, góp phần nâng cao chất lượng mơn Tốn và các mơn học khác.
8 10 18 20 9 1,81
4
Phát triển kỹ năng thiết kế và tổ chức thực hiện chương trình dạy học mơn Tốn theo hướng chuẩn hóa đáp ứng nhu cầu người học
STT Nhận định về mục tiêu BD kỹ năng PTCT mơn Tốn cho GV Ý kiến Điểm TB 1 2 3 4 5 5
Phát triển kỹ năng: phân tích; định hướng; xác định mục tiêu; thiết kế CTMT; xây dựng kế hoạch và thực thi kế hoạch phát triển CTMT.
0 16 38 11 0 2,07
6
Phát triển năng lực của BGH trong quản lý, chỉ đạo điều hành, phân công nhiệm vụ cho tổ chuyên môn, GV trong thực hiện kế hoạch phát triển CTMT của trường
0 16 38 11 0 2,07
7
Nâng cao năng lực dạy học mơn Tốn phù hợp với nhu cầu của HS theo vùng miền. Hình thành kỹ năng của GV trong thực hiện CTMT, phát huy khả năng sáng tạo của GV trong đáp ứng nhu cầu người học.
10 26 24 5 0 3,0
Trung bình chung 2,25
Từ kết quả điều tra trên cho thấy, đa số CBQL, GV dạy toán các trường THCS trong huyện còn phân vân về mục tiêu hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển CTNT, CTMT. Điều đó có nghĩa cơng tác bồi dưỡng lĩnh vực này cịn khá hạn chế. Các nội dung đưa ra khảo sát lấy ý kiến trong phiếu hỏi đều là các nội dung chính về mục tiêu bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMT cho GV; trong đó có những nội dung cốt lõi nằm ở mục 1,2,3,5,6,7; song ý kiến của đối tượng khảo sát còn khá mơ hồ về việc này.
Khi trao đổi với một số cán bộ quản lý và GV dạy toán các nhà trường, tác giả được biết mục tiêu về bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMT cho GV mà phòng GD và ĐT và BGH các trường đã triển khai là khá rõ ràng. Tuy nhiên, cần được quan tâm, chú trọng cả chiều rộng lẫn chiều sâu và cần được tiến hành thường xuyên, cập nhật hơn; nhất là khâu tuyển chọn báo cáo viên
có đủ năng lực để truyền tải các nội dung đến người được bồi dưỡng; thời gian cần linh hoạt hơn.
Kết quả trung bình chung chỉ đạt 2,25 điểm đã cho thấy: việc xác định rõ mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMT cho GV cần được các cấp quản lý quan tâm, chú trọng hơn; thực hiện thường xuyên hơn. Mặt khác, qua kết quả đó cũng cho thấy trình độ, năng lực và nhận thức của đối tượng khảo sát chưa có sự đồng nhất cao. Điều này liên quan trực tiếp đến đối tượng bồi dưỡng cũng như năng lực tiếp thu và khả năng vận dụng các mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng vào thực tế phát triển CTNT, CTMT của GV; cùng với đó là hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng... đang là vấn đề đặt ra đối với các nhà trường.