Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 66 - 70)

1.7. Các yếu tố tác động đến quản lý bồi dƣỡng kỹ năng phát triển

1.7.2. Các yếu tố chủ quan

1.7.2.1. Nhận thức của lãnh đạo, quản lý, cán bộ, giáo viên các nhà trường về hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMH

Nhận thức là một yếu tố quan trọng, quyết định thành công của đơn vị trong việc thực hiện phát triển CTNT, CTMH. Nếu lãnh đạo, quản lý, cán bộ, giáo viên các nhà trường có nhận thức đúng và đầy đủ về phát triển CTMH thì phát triển CTMH sẽ tốt. Bởi lẽ, phát triển CTMH không phải của cá nhân nào mà là của cả nhóm chun mơn. Mỗi cá nhân là mắt xích rất quan trọng. Mỗi GV có nhận thức đúng và làm tốt thì sẽ tạo nên sự thành cơng lớn. Từ đó bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cũng như quản lý các hoạt động này đạt hiệu quả. Thực tế đã chứng minh: để hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển CTNT, CTMH cho GV đạt kết quả, phải có sự tham gia rất chi tiết từ các khâu như: rà soát nội dung, lập kế hoạch mới; phương pháp, hình thức bồi dưỡng; tổ chức dạy học, phương pháp dạy học; yếu tố HS và yếu tố vùng miền; yếu tố nhân lực, vật lực… tất cả các yếu tố trên đều có vai trị quan trọng trong công tác bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMH cho GV.

1.7.2.2. Trình độ, kỹ năng phát triển chương trình mơn tốn của giáo viên trường THCS

GV là người trực tiếp giảng dạy và giáo dục học sinh theo kế hoạch, chương trình của Tuần học, tháng học, năm học… Vì vậy kỹ năng xây dựng phát triển CTMH (trong đó có mơn tốn) là kỹ năng rất quan trọng của GV trong thời kỳ đổi mới GD để thực hiện mục tiêu GD nói chung và nâng cao chất lượng mơn học nói riêng. Đây là một cơng việc rất quan trọng, u cầu người GV phải có trình độ chun môn vững vàng và tay nghề tối thiểu theo qui định Điều lệ trường Trung học. Có năng lực thực chất với phương pháp giảng dạy tốt thì dễ dàng tạo ra uy tín thực chất để tổ chức các hoạt động dạy học và GD - hoạt động cốt lõi của nhà trường nói chung và năng lực phát triển CTNT, CTMH nói riêng. Nếu trình độ và năng lực của GV cịn chưa đạt u cầu thì việc phát triển CTMH sẽ gặp khó khăn. Để nâng cao năng lực giảng dạy nói chung và năng lực phát triển CTMH nói riêng thì người GV cần có khả năng giao tiếp, hiểu biết về chương trình mơn học, đối tượng học sinh, bối cảnh chung của nhà trường, địa phương…, đây cũng là một yêu cầu mới đối với GV trường THCS.

1.7.2.3. Kỹ năng tự bồi dưỡng của đội ng GV trường THCS

Để GV trường THCS có được kỹ năng phát triển CTMH thì tự học, tự bồi dưỡng là rất quan trọng. Năng lực tự bồi dưỡng của GV là nhân tố có tác động trực tiếp đến các hoạt động phát triển CTMH. Nếu đội ngũ GV trường THCS có ý thức và năng lực tự bồi dưỡng tốt thì việc thực hiện các hoạt động phát triển chương trình thuận lợi, nhanh chóng đạt kết quả, và ngược lại nếu GV khơng có ý thức và năng lực tự bồi dưỡng thì việc thực hiện rà sốt nội dung chương trình, sách giáo khoa, việc thiết kế sắp xếp lại thành kế hoạch GD mới là một vấn đề khó khăn. Ý thức và năng lực tự bồi dưỡng của GV cũng sẽ quyết định đến việc đổi mới phương pháp và lựa chọn hình thức dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS

trong việc thực hiện phát triển CTNT. Đồng thời ý thức và năng lực tự bồi dưỡng của của đội ngũ GV tốt sẽ thuận lợi cho BGH nhà trường trong quản lý, phân công thực hiện các hoạt động bồi dưỡng phát triển CTNT, CTMH và triển khai thực hiện. Phẩm chất và năng lực tự bồi dưỡng của đội ngũ GV là yếu tố quan trọng trong quản lý, bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMH cho GV trường THCS.

Tiểu kết chƣơng 1

Ở trường THCS, GV giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả GD. GV là người trực tiếp giảng dạy và giáo dục học sinh- họ chính là nhà giáo dục. Khi GD đã là quốc sách hàng đầu thì xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV là quốc sách của quốc sách đó. Phát triển CTNT, CTMT của GV là nhiệm vụ trước tiên trong đổi mới giáo dục. Trong các kỹ năng nghề nghiệp mà bất cứ người GV nào cũng cần phải có thì kỹ năng phát triển chương trình là quan trọng nhất. Đây là vấn đề mới và khó, cần kiên trì và cần HS, GV, các nhà quản lý làm theo từng giai đoạn cụ thể. Không phải GV nào cũng có kỹ năng này ngay trong quá trình cơng tác của mình. Do đó, bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMT cho GV của BGH nhà trường đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Đây cũng là mơi trường để các nhà quản lý giáo dục, các GV có thể trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy nói chung và kỹ năng phát triển CTNT, CTMT nói riêng. Đồng thời cũng là nội dung GV được bồi dưỡng thường xuyên mà BGH các trường căn cứ vào kế hoạch của phòng GD và ĐT để bổ sung hàng năm cho phù hợp với bối cảnh mới.

Bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMT cho GV trường THCS là quá trình để người GV nâng cao nhận thức, kỹ năng về phát triển một phần của chương trình giáo dục nhà trường, biết thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các cấp độ khác nhau.

Nội dung bồi dưỡng, Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, trực tiếp góp phần hồn thiện phẩm chất nhân cách, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, giúp GV thực sự là người năng lực, có khả năng chủ động cải tiến, sáng tạo trong hoạt động dạy học và giáo dục; kịp thời tiếp cận với chương trình giáo dục THCS mới.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH CHO GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)