Chương trình giáo dục, Phát triển chương trình giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 40 - 45)

1.4. Một số vấn đề lí luận về chƣơng trình và phát triển chƣơng trình

1.4.1. Chương trình giáo dục, Phát triển chương trình giáo dục

Thuật ngữ CTGD xuất hiện từ năm 1820, tuy nhiên phải đến giữa thế kỉ XX, thuật ngữ này mới được sử dụng một cách chuyên nghiệp ở Hoa Kỳ và

một số nước có nền GD phát triển. Hầu hết các nhà GD ở giai đoạn đầu xem CTGD là một khố học, một giáo trình - cái hình thành nên một khố học…

Trong những giai đoạn phát triển tiếp theo, yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, nhiều môn học mới được đưa thêm vào CTGD, sự khác biệt giữa người học đã trở nên rõ rệt hơn đối với GV và các nhà quản lí, định nghĩa về CTGD bắt đầu được mở rộng. Đến giữa những năm 50 của thế kỉ trước, ảnh hưởng của xã hội tới nhà trường ngày càng rõ hơn và HS khơng chỉ học được những gì có trong trường học mà cịn tiếp nhận nhiều kinh nghiệm phong phú trong đời sống xã hội. Do vậy, định nghĩa về CTGD được mở rộng hơn, không chỉ đơn thuần là những nội dung học được trong nhà trường, chẳng hạn: “CTGD là tất cả các hoạt động học tập của người học và được kế hoạch hố bởi trường học nhằm đạt được những mục đích của GD”. Vào những năm 60 và tiếp tục sang thế kỷ XXI, người ta quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả của CTGD. Thí dụ: “CTGD khơng chỉ quan tâm đến những gì người học phải làm trong quá trình học tập, mà cịn là những gì họ sẽ học được từ những việc làm đó. CTGD quan tâm đến những kết quả cuối cùng” [13, tr. 45 - 48]

Như vậy, đã có sự chuyển dịch từ việc nhấn mạnh tới nội dung của CTGD sang kinh nghiệm, và đó cũng là sự phản ánh quy trình chuyển đổi tư duy trong GD, từ chỗ lấy nội dung môn học làm trung tâm sang lấy người học làm trung tâm. Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc định nghĩa về CTGD. Sự khác nhau đó tuỳ thuộc vào quan niệm của các nhà nghiên cứu và các nhà thực hành khi suy nghĩ và thiết kế chương trình.

Ngày nay, quan niệm về CTGD đã rộng hơn, đó khơng chỉ là việc trình bày mục tiêu cuối cùng và bảng danh mục các nội dung giảng dạy. Chương trình vừa cần cụ thể hơn, bao quát hơn, vừa là một phức hợp bao gồm các bộ phận cấu thành:

- Mục tiêu học tập

- Các phương pháp, hình thức tổ chức học tập - Đánh giá kết quả học tập.

Có thể xem định nghĩa sau đây đã bao hàm được những ý đó:

CTGD là kế hoạch tổng thể, hệ thống về toàn bộ hoạt động giáo dục tại nhà trường. Nó bao gồm mục đích giáo dục, mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung giáo dục (với độ rộng và sâu tương ứng với chuẩn đầu ra), phương thức giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục (với các phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học phù hợp), phương thức đánh giá kết quả giáo dục (trong so sánh, đối chiếu với chuẩn đầu ra của chương trình) [13, tr. 49-50].

Như vậy, ta cần hiểu CTGD là một khái niệm động, quan niệm về CTGD được phát triển, mở rộng theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội, của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thơng tin. Với mục đích góp phần tạo ra nguồn lực đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ở các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, CTGD cũng phải phát triển, cập nhật không ngừng để thực hiện được chức năng của mình.

Điều 6, Luật Giáo dục năm 2005 định nghĩa về chương trình giáo dục như sau: “Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn

kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo” [22].

Phân loại chƣơng trình giáo dục

Có thể phân loại chương trình giáo dục theo cấp độ quản lý chương trình như sau:

- Chương trình giáo dục cấp Quốc gia: Được nhà nước (Bộ GD và ĐT) tổ chức xây dựng và ban hành, có thể coi chương trình giáo dục cấp Quốc gia là “bản sơ đồ thiết kế cơ bản của giáo dục”, làm cơ sở để thực hiện chính sách, chế độ thi cử, cấp bằng tốt nghiệp, phát triển học liệu, sách giáo khoa, thiết bị giáo dục, đào tạo bồi dưỡng giáo viên… Cấu trúc của chương trình

cấp Quốc gia bao gồm: Mục tiêu và chuẩn đầu ra; Lĩnh vực, môn học và hoạt động; Kế hoạch giáo dục; Hướng dẫn thực hiện kế hoạch giáo dục.

- Chương trình giáo dục cấp địa phương: Là sự điều chỉnh từ chương trình giáo dục cấp Quốc gia để phù hợp với, vùng miền và điều kiện cụ thể của từng địa phương trên cơ sở những quy định cụ thể về thời lượng và những nội dung được điều chỉnh từ chương trình giáo dục cấp quốc gia.

- Chương trình giáo dục nhà trường: Là sự phát triển chương trình từ chương trình giáo dục cấp Quốc gia, chương trình giáo dục cấp địa phương trên cơ sở căn cứ vào mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung dạy học…. Từ chương trình giáo dục cấp Quốc gia, từng trường căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình sẽ đề xuất mục tiêu, sứ mạng và cách thực thi riêng để đảm bảo chất lượng giáo dục của trường mình [3].

Phát triển CTGD, Chu trình phát triển CTGD

Theo tác giả Nguyễn Đức Chính với cơng trình “Phát triển chương trình giáo dục”, NXB Giáo dục (2017) có nêu: Phát triển chương trình giáo dục là một ngành học, có một tập hợp hệ thống các khái niệm, nguyên tắc lý thuyết làm nền tảng, có đối tượng và nội dung nghiên cứu xác định, có các phương pháp nghiên cứu đặc thù.

Phát triển CTGD cịn được xem là một hoạt động, một q trình xem xét các tác động từ xã hội để hoạch định chương trình, thực thi chương trình, cải tiến chương trình và đánh giá chương trình.

Phát triển CTGD là một quá trình liên tục nhằm hồn thiện khơng ngừng CTGD cho tương thích với trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, khoa học và cơng nghệ, của đời sống xã hội nói chung… Theo quan điểm này CTGD là một thực thể không phải được thiết kế một lần dùng cho mãi mãi, mà được phát triển bổ sung, hoàn thiện tùy theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế - xã hội, của thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ, và cũng là theo yêu cầu của thị trường sử dụng lao động. Nói cách khác, một khi mục

tiêu đào tạo của nền GD quốc dân thay đổi để đáp ứng nhu cầu xã hội, thì CTGD cũng phải thay đổi theo, mà đây lại là quá trình diễn ra liên tục nên CTGD cũng phải không ngừng phát triển và hồn thiện” [13, tr. 55-56].

Có tác giả cho rằng phát triển CTGD là quá trình thiết kế CTGD. Sản phẩm của quá trình này là một bản kế hoạch mô tả CTGD đầy đủ từ mục tiêu (chi tiết cụ thể), nội dung (kiến thức, kỹ năng, thái độ), phương pháp đào tạo, các phương tiện hỗ trợ đào tạo, tới phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá kết quả học tập của HS. Khi kết thúc một chu trình đào tạo thì việc đánh giá tồn bộ CTGD, thơng tin phản hồi, kết hợp với sự phân tích nhu cầu đào tạo sẽ làm cơ sở cho việc cải tiến hoặc thiết kế mới CTGD cũng sẽ được hồn thiện, phát triển khơng ngừng cùng với quá trình đào tạo.

Nhiều tác giả xem “Phát triển CTGD” là một quá trình liên tục bao gồm các yếu tố sau:

(1) Phân tích nhu cầu (Need analysis)

(2) Xác định mục đích và mục tiêu (Identifying goals and objectives) (3) Thiết kế (curriculum design)

(4) Thực thi (Implementation) (5) Đánh giá (Evaluate)

Khái niệm phát triển CTGD có thể liên quan đến 2 đối tượng: Phát triển CTGD của một khóa đào tạo, một bậc học và phát triển chương trình của một mơn học.

Chu trình phát triển CTGD

Tác giả Nguyễn Đức Chính với cơng trình “Phát triển chương trình giáo dục”, nhà xuất bản GD (2017) phân tích chu trình phát triển CTGD được diễn ra theo nội dung sau:

Thứ nhất, phân tích nhu cầu: Trong quá trình phát triển chương trình

một khóa học, bậc học cũng như chương trình của một môn học, việc đầu tiên mà các nhà giáo dục cần làm là phân tích nhu cầu. Cụ thể:

Nhu cầu phát triển chương trình một khóa học, một bậc học: cần phân tích 4 nội dung: (1) Xu thế phát triển của xã hội nói chung; (2) Trình độ phát triển của khoa học cơng nghệ nói chung, cơng nghệ thơng tin và truyền thơng nói riêng, khả năng sử dụng thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông vào đào tạo và nghiên cứu ngành học; (3) Xu thế phát triển của ngành học/bậc học; (4) Đặc điểm về người học trong xã hội đương đại.

Nhu cầu phát triển chương trình một mơn học: cần phân tích 5 nội dung: (1) Mối quan hệ giữa mơn học với mục đích, mục tiêu của cả CTGD; (2) Những thơng tin về người học; (3) tính hữu dụng của kiến thức môn học khi học lên hoặc khi đi vào cuộc sống lao động nghề nghiệp; (4) Bối cảnh dạy học; (5) Những ưu tiên của cơ sở đào tạo.

Như vậy, có thể thấy: Kết quả của q trình phân tích nhu cầu là cơ sở để xác định mục đích, mục tiêu của giáo dục và của CTGD.

Thứ hai, xác định mục đích, mục tiêu. Đây được coi là nội dung rất

quan trọng trong chu trình phát triển CTGD. Nội dung thứ hai này bao gồm nhiều phần việc quan trọng. Cụ thể:

- Phân biệt triết lý, định hướng, mục đích và mục tiêu giáo dục, mục đích CTGD, mục tiêu của CTGD, chuẩn của chương trình giáo dục.

- Năng lực, chuẩn đầu ra dưới dạng năng lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)