Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 64 - 66)

1.7. Các yếu tố tác động đến quản lý bồi dƣỡng kỹ năng phát triển

1.7.1. Các yếu tố khách quan

1.7.1.1. Điều kiện về kinh tế, văn hoá - xã hội ở địa phương

động sâu sắc đến tình hình GD, trong đó có vấn đề xây dựng và phát triển CTNT, CTMH. Kinh tế địa phương phát triển tạo điều kiện thuận lợi ban đầu, cơ sở cho việc phát triển CTNT, CTMH phù hợp. Song điều kiện kinh tế chưa phải là yếu tố quyết định. Có thể kinh tế địa phương chưa phát triển nhưng nếu địa bàn nơi trường nào đóng là mảnh đất có truyền thống hiếu học, người dân hiểu rõ về xã hội hoá GD, sẵn sàng làm mọi việc cho nhà trường nhằm tạo điều kiện học tập tốt nhất cho con em mình. Những nơi này, BGH triển khai phát triển chương trình và quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMH (trong đó có mơn Tốn) cho GV sớm đạt được thành cơng.

1.7.1.2. Quan điểm chỉ đạo, công tác kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với việc phát triển chương trình mơn học

Quá trình phát triển CTNT, CTMH của GV trường THCS cũng như các hoạt động khác của nhà trường đều có sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và đánh giá, rút kinh nghiệm của cấp trên (Phòng GD và ĐT, chính quyền địa phương). Nếu các cấp quản lý chỉ đạo cụ thể, quyết liệt và tổ chức kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên, thực chất thì tiến độ thực hiện của trường mới có thể đảm bảo theo đúng kế hoạch đặt ra.

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GD của từng cấp học hằng năm, ngành GD có sự chỉ đạo rất cụ thể và nhấn mạnh những nội dung trọng tâm trong năm học và có giao quyền tự chủ cho các đơn vị trường học trong việc xây dựng kế hoạch GD của các nhà trường. Đây chính là những cơ sở pháp lý để BGH các trường THCS đề ra những biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV về phát triển chương trình nhà trường, chương trình mơn học nhằm nâng cao năng lực phát triển CTMH cho GV trường THCS. Tuy nhiên ngành có chủ trương và định hướng về phát triển CTNT, CTMH, phân quyền cho các trường, chỉ rõ các lĩnh vực và cách thức phát triển chương trình, các đối tượng có thể mời tham gia, trách nhiệm, quyền hạn của các đối tượng (BGH, GV, cộng đồng...) thì BGH và GV các nhà trường mới phát triển CTNT, CTMH đúng hướng, mạnh dạn thay đổi theo hướng tích cực.

1.7.1.3. Cơ sở vật chất của nhà trường

CSVC của mỗi nhà trường là một trong các yếu tố có ảnh hưởng khơng nhỏ đến phát triển CTNT, CTMH, từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát triển CTMH của GV. Hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMH cho GV cũng bị ảnh hưởng. Nếu CSVC nhà trường đầy đủ, đạt chuẩn theo quy định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho GV phát triển CTMH; từ đó thực hiện bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV cũng được tiến hành thường xuyên và đạt kết quả cao. Ngược lại CSVC thiếu thốn sẽ gây khó khăn cho q trình thực hiện PTCT tại các nhà trường, gây ra tâm lý ngại thay đổi cho cả CBQL và GV. Từ đó năng lực PTCT của CB, GV sẽ hạn chế và gây khó khăn cho cơng tác bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMH cũng như quản lý công tác này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)