Những điều kiện để rèn luyện năng lực mơn Tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 39 - 40)

1.3. Môn tốn trong chƣơng trình giáo dục phổ thơng

1.3.3. Những điều kiện để rèn luyện năng lực mơn Tốn

Giáo viên: Khi dạy Tốn cần hình thành và phát triển cho học sinh

những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi là: năng lực tư duy và lập luận tốn học, năng lực mơ hình hóa tốn học, năng lực giải quyết vấn đề tốn học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, biết áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn.

Giáo viên cần phải tạo dựng sự được sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với các môn học khác và giữa Toán học với thực tiễn. Giáo dục toán học được thực hiện ở nhiều mơn học như Tốn, Vật lý, Hố học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Hoạt động trải nghiệm,… trong đó Tốn là mơn học cốt lõi.

Hơn nữa, giáo viên phải hiểu, biết chương trình Tốn trong chương trình giáo dục phổ thơng: Tốn học được phân chia theo từng giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản mơn Tốn là mơn học bắt buộc ở tiểu học và trung học

cơ sở; Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp Môn Tốn là mơn học bắt buộc ở trung học phổ thông.

Đặc biệt giáo viên phải biết phát triển chương trình mơn Tốn để áp dụng giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.

Học sinh: Khi học toán cần phải chăm chỉ, nỗ lực, tích cực, chủ động,

sáng tạo trong quá trình lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng...mà các thầy cô giảng dạy. Đồng thời học sinh phải hiểu và vận dụng được chương trình mơn Tốn trong giai đoạn giáo dục cơ bản một cách có hệ thống. Đó là các khái niệm, nguyên lý, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập ở trình độ tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Hiểu được chương trình mơn Tốn giai đoạn giáo dục cơ bản kết hợp giữa cấu trúc tuyến tính với cấu trúc “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần), xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.

Hơn nữa học sinh cần biết, hiểu, vận dụng nội dung trong chương trình mơn Tốn ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Bởi giai đoạn này chương trình cũng kết hợp cấu trúc tuyến tính với cấu trúc “đồng tâm xốy ốc”, xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: Số và Đại số, Hình học và Đo lường, Thống kê và Xác suất. Chương trình mơn Tốn ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp giúp cho các em có cái nhìn tương đối tổng qt về tốn học, hiểu được vai trị và những ứng dụng của tốn học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến tốn học để có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự mình tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến tốn học trong suốt cuộc đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)