1.6. Quản lí hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng phát triển chƣơng trình
1.6.1. Tính cấp thiết của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển
Yêu cầu của Chƣơng trình GDPT mới
Định hướng chung của đổi mới CTGD phổ thông là: Chuyển nội dung GD từ nặng tính hàn lâm, kinh viện sang nội dung GD gắn liền với thực tiễn đời sống; từ nặng về trang bị kiến thức lý thuyết sang nội dung GD gắn lý thuyết với thực hành; chú trọng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng. Nội dung GD phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại; thực hiện giảm tải, tinh giản, dễ hiểu, lựa chọn kiến thức có tính ứng dụng cao trong thực tiễn, không nặng về lý thuyết, chú trọng các môn khoa học xã hội - nhân văn, kỹ năng sống, pháp luật, thể chất, quốc phòng an ninh và hướng nghiệp... Nội dung các môn học được lựa chọn một số nội dung khoa học cần thiết cho việc hình thành các năng lực và phẩm chất của người học; những tri thức thiết thực, gần gũi, gắn với đời sống và có thể vận dụng tốt khi các em phải đối mặt với hiện thực đời sống. CTGD phổ thông chủ yếu hướng tới việc tạo ra những lớp người có trình độ phổ thơng cơ bản, được GD để có phẩm chất và năng lực của một công dân tốt. Thiết kế nội dung chương trình theo hướng tăng cường tích hợp một số nội dung gần nhau, có liên quan khá chặt chẽ của một số môn học ở THCS và đầu cấp Trung học phổ thông, nhằm tránh sự trùng lặp và quan trọng hơn là hình thành năng lực tổng hợp trong nhận thức và cách giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Sau GD cơ bản (9 năm) là GD phân hóa và hướng nghiệp rõ dần; Theo hướng này, đến Trung học phổ thơng chỉ cịn lại rất ít mơn học bắt buộc, đó là các mơn học có tính cơng cụ (như Tốn, Tiếng Việt, Ngoại ngữ…) làm nền tảng để học tốt các mơn học khác cũng như để học suốt đời. Cịn lại, HS có thể tự chọn các mơn học/ chủ đề thuộc các lĩnh vực mà các em yêu thích để học tập và chuẩn bị cho định hướng nghề nghiệp tương lai….. Rèn luyện phương pháp tự học và khát vọng học tập suốt đời; Chuyển việc thực hiện CTGD chủ yếu trên lớp
học sang tổ chức đa dạng các hình thức GD; tăng cường các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học của HS. Chuyển từ chỉ coi trọng GD trong nhà trường sang coi trọng phối hợp chặt chẽ giữa GD gia đình, nhà trường và xã hội.
Với mơn Tốn: “Thay đổi lớn nhất của giáo dục Toán học trong
chương trình mới là hướng đến sự mưu sinh của mỗi con người” (theo GS Đỗ Đức Thái). Với đích đến đó và dựa trên các triết lý là tinh giản, thiết thực, hiện đại và sáng tạo, nội dung mơn Tốn được xây dựng để tăng tính sáng tạo, tăng năng lực và khả năng giải quyết vấn đề của người học lên. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất trong chọn nghề, gắn với mọi công việc tương lai của mỗi em học sinh.
Yêu cầu đổi mới dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực HS
CTGD phổ thông tổng thể mới đặt ra hàng loạt các vấn đề về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực người học. Trong đó, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh là một trong những nội dung chủ đạo. Cụ thể:
Đổi mới phương pháp dạy học chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, cần phải chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách tư duy, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV - HS theo hướng hợp tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên mơn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thơng tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc
lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hồn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên” [7].
Xuất phát từ những thay đổi căn bản, toàn diện về GD và ĐT cùng những yêu cầu đặt ra khi thực hiện CTGD phổ thông tổng thể, chương trình sách giáo khoa mới, cũng như yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS như đã phân tích ở trên cho thấy: việc bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMH cho GV là rất cấp thiết và quan trọng.