Các thành tố của hoạt động bồi dƣỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 51 - 56)

Hoạt động bồi dưỡng được coi là quá trình biến đổi và cập nhật hóa kiến thức còn thiếu, đã lạc hậu, bổ túc về nghiệp vụ, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có nhiều cơ hội để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, chun mơn, nghiệp vụ sẵn có để lao động đạt hiệu quả cao hơn.

Trên quan điểm giáo dục thì hoạt động bồi dưỡng là một quá trình thống nhất, đó là hoạt động dạy và học mang tính đặc thù riêng biệt. Hoạt động bồi dưỡng là việc làm thường xuyên, liên tục, góp phần làm cho đội ngũ đủ sức đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế- xã hội.

Xuất phát từ cách hiểu trên, nên hoạt động bồi dưỡng có nhiều thành tố cấu thành gồm:

- Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng; - Nội dung hoạt động bồi dưỡng;

- Các hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng; - Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng;

1.5.1. Mục tiêu của bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, chương trình mơn học cho giáo viên trường THCS học cho giáo viên trường THCS

Trường THCS là nơi thực hiện mục tiêu giáo dục THCS, giáo viên trường THCS có vai trị quan trọng để thực hiện mục tiêu đó. Chất lượng giáo viên giảng dạy các mơn học ở trường THCS có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chất lượng giáo dục học sinh, góp phần tạo nên chất lượng của nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.

Mục tiêu của bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMH cho giáo viên trường THCS là nhằm tiếp tục củng cố, bồi đắp, trang bị cho giáo viên các kiến thức, kỹ năng chun mơn, nghiệp vụ về phát triển chương trình mơn học. Đó là: Cụ thể hóa chương trình quốc gia phù hợp với thực tiễn của địa phương; lựa chọn xây dựng nội dung và xác định cách thức thực hiện phù hợp với thực tiễn nhà trường; đáp ứng yêu cầu phát triển của người học, thực hiện có hiệu quả chất lượng bộ mơn và mục tiêu giáo dục.

Thực tiễn hoạt động dạy học và giáo dục ở từng nhà trường cho thấy: việc từng bước khắc phục hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành; xây dựng và phát triển được CTNT, CTMH mới phù hợp đối tượng HS,

với tình hình cụ thể của từng nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và các hoạt động GD của mỗi nhà trường là nhiệm vụ hàng đầu của người Thầy. Đây là kỹ năng nghề nghiệp quan trọng nhất của mỗi GV và giáo viên dạy Tốn. Khơng có năng lực này thì khơng thể đổi mới căn bản, tồn diện GD và ĐT. Bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT,CTMH cho đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện để các GV chủ động, sáng tạo trong thiết kế, tổ chức, đánh giá chương trình và từ đó, GV các nhà trường cũng được chuẩn bị về cơ sở lý luận và thực tiễn để sẵn sàng thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2019 của Bộ GD và ĐT – đây là nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường.

Từ phân tích trên cho thấy: Mục tiêu bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMH cho GV trường THCS đó là việc bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng và thái độ cho giáo viên, để giáo viên trường THCS vững vàng về:

- Kỹ năng phân tích, định hướng CTNT, chương trình mơn học; - Kỹ năng xác định mục tiêu của CTNT, chương trình mơn học; - Kỹ năng thiết kế CTNT, chương trình mơn học;

- Kỹ năng xây dựng kế hoạch và kỹ năng thực thi kế hoạch phát triển CTNT, chương trình mơn học tại đơn vị mình.

Trên cơ sở đó, mục tiêu của bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình mơn học là nhằm giúp cho giáo viên từng bước khắc phục hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành; lập được kế hoạch GD mới phù hợp đối tượng HS; góp phần nâng cao chất lượng mơn học và hoạt động GD của nhà trường. Đồng thời, tạo điều kiện để giáo viên được chuẩn bị về cơ sở lý luận và thực tiễn, sẵn sàng thực hiện chương trình, sách giáo khoa sau năm 2019 của Bộ GDĐT. Bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMH còn giúp cho giáo viên chủ động, sáng tạo trong thiết kế, tổ chức, đánh giá chương trình, nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học và giáo dục học sinh.

1.5.2. Nội dung bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình nhà trường, chương trình mơn học cho GV trường THCS chương trình mơn học cho GV trường THCS

- Nội dung bồi dưỡng tập trung vào việc bồi dưỡng nâng cao kỹ năng thực hiện phát triển CTNT, CTMT cho GV.

- Nâng cao nhận thức cho BGH và giáo viên về tầm quan trọng và sự cần thiết phải phát triển CTNT, chương trình mơn tốn (CTMT).

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về thực hiện quy trình phát triển CTNT, CTMT cho GV. Gồm các kiến thức kỹ năng như: Khảo sát, đánh giá nhu cầu của HS; Xác định mục đích, mục tiêu bồi dưỡng; kỹ năng rà sốt CTGD khung quốc gia, chương trình GD địa phương, chương trình GD nhà trường; kỹ năng xây dựng kế hoạch phát triển CTNT, CTMH theo định hướng mới; bồi dưỡng kỹ năng kiểm sốt q trình thực hiện, đánh giá và cập nhật để điều chỉnh CTNT, CTMT theo từng năm học; năng lực thực thi CTNT, CTMT.

1.5.3. Các hình thức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình mơn học cho GV trường THCS trình mơn học cho GV trường THCS

Hoạt động bồi dưỡng có thể được thực hiện theo các hình thức sau đây: Bồi dưỡng theo hình thức tập trung GV bộ mơn các trường trên địa bàn. Bồi dưỡng theo hình thức trực tuyến

Bồi dưỡng theo hình thức kết hợp vừa trực tiếp vừa trực tuyến

Tự bồi dưỡng có tài liệu hướng dẫn của phịng GD và ĐT, BGH trường… Bồi dưỡng theo chuyên đề

Bồi dưỡng thường xuyên theo các mô đun

Bồi dưỡng đột xuất hoặc khi có nhiệm vụ phát sinh

Bồi dưỡng thông qua lồng ghép hoạt động chuyên môn của ngành Báo cáo viên tùy theo đặc điểm tình hình thực tế của đơn vị trường mà lựa chọn vận dụng phối hợp các hình thức tổ chức bồi dưỡng cho phù hợp với GV bộ môn đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMH cho GV trường THCS.

1.5.4. Đánh giá kết quả bồi dưỡng

Đánh giá kết quả bồi dưỡng là bước quan trọng trong việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMH cho GV. Trên cơ sở xác định đúng mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức bồi dưỡng mà kế hoạch đã xây dựng và thực hiện. Phòng GD và ĐT, BGH các trường cần thường xuyên hoặc định kỳ sơ kết, tổng kết công tác bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMH cho GV. Từ đó, điều chỉnh, bổ sung các nội dung kiến thức môn học, các giải pháp mới cho phù hợp với yêu cầu bộ mơn, nhằm thực hiện có hiệu quả việc phát triển CTMH.

Để thực hiện tốt cơng tác này, phịng GD và ĐT, BGH các trường cần có các biện pháp, hình thức kiểm tra nghiêm túc, chính xác. Các biện pháp kiểm tra, đánh giá của phịng GD và ĐT, BGH các trường phải có tác dụng tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao hiệu quả bồi dưỡng. Kiểm tra công tác chuẩn bị của báo cáo viên: Biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho học viên, thiết kế bài giảng, các phương tiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy trong quá trình bồi dưỡng. Kiểm tra các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng: Nguồn tài chính, cơ sở vật chất, nguồn lực công nghệ thông tin…Kiểm tra quá trình tham gia bồi dưỡng của GV: Kiểm tra quá trình tham gia hoạt động bồi dưỡng trên lớp và hoạt động tự bồi dưỡng của GV. Kiểm tra kết quả triển khai tự bồi dưỡng thơng qua hoạt động phát triển chương trình nhà trường theo kế hoạch áp dụng trên nhóm liên mơn và trong từng mơn học cụ thể, phân tích kết quả, rút kinh nghiệm cho hoạt động đổi mới và tự bồi dưỡng của GV. Tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ học viên về hoạt động bồi dưỡng để hoàn thiện quá trình bồi dưỡng ở giai đoạn tiếp theo. Đánh giá kết quả bồi dưỡng đạt được ở học viên để hồn thiện q trình bồi dưỡng, rút kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo.

1.5.5. Các lực lượng tham gia bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình mơn Tốn cho GV trường THCS mơn Tốn cho GV trường THCS

(1) Sở GD và ĐT, (2) PGD và ĐT Lâm Thao, (3) GV cốt cán mơn Tốn cấp Huyện, (4), BGH nhà trường, (5) GV dạy Toán các trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)