Nội dung quản lí hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 59 - 64)

1.6. Quản lí hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng phát triển chƣơng trình

1.6.3. Nội dung quản lí hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển

trình mơn Tốn cho GV trường THCS

1.6.3.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương môn toán cho giáo viên trường THCS

Căn cứ vào CTGD của Bộ GD&ĐT theo cấp học nói chung, bộ mơn Tốn cấp THCS nói riêng, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý về phát triển GD; BGH các trường xây dựng và ban hành kế

hoạch bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMH theo hướng đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định của cấp học, phát triển năng lực HS theo đặc điểm của mỗi địa phương.

Xuất phát từ nhu cầu phát triển chương trình khóa học, bậc học, một môn học của giáo viên về việc bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình để thực hiện được mục tiêu của giáo dục.

Các kế hoạch bồi dưỡng được triển khai theo kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng định kỳ và giao nhiệm vụ tự bồi dưỡng cho mỗi GV và được tiến hành hàng năm vào tháng 8, tháng 9 đầu năm học.

Kế hoạch phải đảm bảo đầy đủ căn cứ pháp lý; căn cứ điều kiện của địa phương, của nhà trường; của lớp học, môn học. Kế hoạch phải thể hiện được mục đích yêu cầu, mục tiêu bồi dưỡng; nội dung bồi dưỡng; phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng; đảm bảo linh hoạt, phù hợp thực tiễn, có tính khả thi cao; đồng thời, cần xác định rõ các nguồn lực (nhân lực, tài lực) để thực hiện. Cụ thể:

- Mục tiêu BD nhằm nâng cao năng lực cho GV trường THCS về phát triển CTNT, chương trình các mơn học, trong đó có mơn Tốn.

- Nội dung bồi dưỡng trong bản kế hoạch phải hướng tới các nội dung cơ bản sau đây:

+ Bồi dưỡng kỹ năng cho GV rà soát lại chương trình và sách giáo khoa hiện hành để xác định những nội dung dạy học trùng lặp, những kiến thức khó, chưa hoặc không cần thiết, những thông tin đã cũ,… Xác định những nội dung liên quan đến nhiều môn học khác nhau… Đề xuất giải pháp khắc phục.

+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho GV có khả năng tổng hợp chương trình các mơn học cũng như có khả năng cấu trúc lại nội dung dạy học nhằm phát triển CTNT, CTMH phù hợp với định hướng đổi mới.

+ Bồi dưỡng cho GV kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học cho mỗi môn học/lớp học theo định hướng mới, trong đó chú ý tới mơn Tốn.

+ Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng lựa chọn, vận dụng các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học.

+ Bồi dưỡng kỹ năng cho GV có thể vận dụng phối hợp phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực HS theo kế hoạch dạy học mới.

+ Bồi dưỡng kỹ năng cho GV có khả năng đánh giá chương trình và phân tích kết quả của việc thực hiện chương trình thơng qua kết quả học tập của học sinh, sử dụng kết quả để hồn thiện CTNT.

+ Bồi dưỡng cho GV có kỹ năng lập được kế hoạch phát triển CTMH. Kế hoạch đó cần phải thể hiện rõ các biện pháp tổ chức thực hiện, cơ chế phối hợp với tổ chuyên môn và từng giáo viên để triển khai thực hiện, sau đó có đánh giá kết quả thực hiện. Kế hoạch phải thể hiện các mốc thời gian thực hiện từng nội dung, chủ đề hoạt động và sản phẩm đạt được.

1.6.3.2. Tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình mơn tốn cho giáo viên trường THCS

Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng GV trường THCS về kỹ năng phát triển CTNT do Hiệu trưởng làm trưởng ban và Phó Hiệu trưởng các trường làm phó ban cùng các thành viên khác trong trường tham gia.

Chú ý quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho GV trường THCS về phát triển CTNT, CTMT đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và các nhiệm vụ phải đảm nhận. Nói khác đi phải tổ chức phù hợp về cấu trúc, về cơ chế hoạt động để đủ khả năng đạt được các mục tiêu bồi dưỡng GV.

Phân công, phân nhiệm rõ ràng trong quá trình tổ chức bồi dưỡng từ người chỉ huy đến người điều hành và các chuyên viên chịu trách nhiệm phục vụ, giám sát hoạt động bồi dưỡng GV trường THCS.

Tổ chức công việc: Sắp xếp công việc hợp lý, xây dựng các cơ chế phối hợp để hướng vào mục tiêu chung của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV trường THCS.

Như vậy, thực chất của việc tổ chức bồi dưỡng là thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữa con người với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động nhịp nhàng như một thể thống nhất. Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho những tiềm năng, cho các động lực khác, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu động lực và giảm sút hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng. Trong quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, điều quan trọng nhất của công tác tổ chức là phải xác định rõ vai trò, vị trí của mỗi cá nhân, mỗi thành viên, mỗi bộ phận, đảm bảo mối quan hệ liên kết giữa các thành viên, các bộ phận tạo nên sự thống nhất và đồng bộ - yếu tố đảm bảo cho thành công trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng.

Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng nhà trường phải phối hợp với các trường trong cụm chuyên môn để chuẩn bị các nguồn lực bồi dưỡng đặc biệt là nguồn nhân lực báo cáo viên, cán bộ, GV có kỹ năng trong phát triển CTNT, CTMT; chuẩn bị tốt tài liệu bồi dưỡng.

Việc chuẩn bị báo cáo viên là khâu vô cùng quan trọng đòi hỏi BGH các trường phải quan tâm đầu tư cơng sức, trí tuệ và nguồn lực hỗ trợ; lựa chọn báo cáo viên tham gia bồi dưỡng tập huấn phải có đủ các tiêu chí sau:

+ Có năng lực về chun mơn và có kỹ năng trong phát triển CTMT + Là người có kỹ năng chia sẻ các bước phát triển CTMT cho các GV. + Là người có đủ uy tín, đồng thời có khả năng cảm hóa người khác. + Có khả năng thuyết trình, tư vấn, hướng dẫn đồng nghiệp, có kĩ năng sư phạm tốt.

+ Có những hiểu biết căn bản và khả năng sử dụng công nghệ thông tin tốt.

1.6.3.3. Chỉ đạo triển khai hoạt động tự bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình mơn tốn cho giáo viên trường THCS

Chỉ đạo trong hoạt động bồi dưỡng là những tác động đến con người bằng các mệnh lệnh, làm cho người dưới quyền phục tùng và làm việc đúng với kế hoạch, đúng với nhiệm vụ được phân cơng trong q trình bồi dưỡng.

Tạo động lực để cho báo cáo viên, học viên tích cực hoạt động bằng các biện pháp tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp, giám sát, động viên, khen thưởng…

Chức năng này có tính chất tác nghiệp điều chỉnh, điều hành hoạt động bồi dưỡng một cách có hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định, để biến mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện.

Chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV trường THCS thực chất là khâu chỉ đạo thực hiện kế hoạch về bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV của BGH nhà trường đã xây dựng. Để kế hoạch được thực thi, công việc chỉ đạo của BGH tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Biên soạn tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng, tự bồi dưỡng năng lực phát triển CTNT, CTMH cho GV trường THCS.

- Nâng cao năng lực báo cáo viên.

- Chỉ đạo phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, đặc điểm, đối tượng bồi dưỡng và điều kiện của địa phương.

- Chỉ đạo việc biên chế, tổ chức các thành viên của lớp và chú ý công tác quản lý lớp bồi dưỡng.

- Phối hợp các nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng.

- Chỉ đạo giám sát, đánh giá kết quả bồi dưỡng đồng thời phản hồi thông tin tới các cấp quản lý giáo dục về mức độ hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng.

- Chỉ đạo điều chỉnh chương trình, nội dung, kế hoạch bồi dưỡng khi cần thiết nhằm tạo môi trường để rèn kỹ năng cho GV một cách tốt nhất.

1.6.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình mơn tốn cho giáo viên trường THCS

Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMH cho GV trường THCS thì BGH nhà trường cần có các biện pháp, hình thức kiểm tra nghiêm túc, chính xác. Các biện pháp đó phải có tác dụng tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.

Kiểm tra công tác chuẩn bị của báo cáo viên: Biên soạn tài liệu, thiết kế bài giảng, các phương tiện hỗ trợ giảng dạy trong quá trình bồi dưỡng.

Kiểm tra các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng: Nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực công nghệ thông tin ...

Kiểm tra quá trình tham gia bồi dưỡng của GV: trên lớp và tự bồi dưỡng. Kiểm tra kết quả triển khai tự bồi dưỡng thông qua hoạt động phát triển chương trình nhà trường, chương trình mơn học theo kế hoạch áp dụng theo các chủ đề trong từng mơn học cụ thể, phân tích kết quả, rút kinh nghiệm cho hoạt động đổi mới và tự bồi dưỡng của GV.

Tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ học viên về hoạt động bồi dưỡng; Đánh giá kết quả bồi dưỡng đạt được ở học viên để hồn thiện q trình bồi dưỡng, rút kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo.

Khi kiểm tra đánh giá cần xem xét đến việc: Phối hợp các lực lượng tham gia bồi dưỡng

Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung.

BGH chủ động, tích cực phối hợp với các lực lượng giáo dục như: BGH các trường THCS, giáo viên cốt cán bộ môn để hỗ trợ trong việc bồi dưỡng.

Để phối hợp có hiệu quả, BGH phải xác định những vấn đề, nội dung phối hợp là gì? Mỗi đồn thể, cá nhân phải làm gì? Có trách nhiệm nào? Nội dung phối hợp hướng vào những mục đích nào? Huy động các lực lượng hướng vào những nguồn lực nào? Huy động động ai? Làm việc gì? Lực lượng nào? Huy động như thế nào?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)