Ảnh hưởng của các điều kiện điều chế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các quá trình điều chế và tính chất của bột tio2 kích thước nanomet được biến tính bằng n và fe luận án TS hóa vô cơ62 44 25 01 (Trang 105 - 114)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Điều chế TiO2 kích thƣớc nanomet biến tín hN và Fe

3.2.2.2. Ảnh hưởng của các điều kiện điều chế

a. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy, nung lại

Trong một số cơng trình nghiên cứu, các mẫu sau khi tẩm trong dung dịch Fe(III) được xử lý ở nhiệt độ khác nhau. Một số cơng trình sau khi tẩm chỉ sấy mẫu ở 80 ÷ 110 oC [106 ÷ 108], một số cơng trình khác sau khi sấy lại nung mẫu ở 300 ÷

400 oC [54, 102]. Trong cơng trình này, bột Na-TiO2 sau khi tẩm trong dung dịch Fe(NO3)3 0,05 M trong 1h, rửa bằng nước cất đến trung tính, được sấy ở 60 và 100 oC trong 3 h đến khối lượng không đổi. Bột sau khi sấy 100 oC được nung lại ở các nhiệt độ 200, 300, 400, 500 o

C trong 30 phút. Sản phẩm thu đựợc sau khi nung chuyển dần sang màu nâu vàng, nhiệt độ nung càng cao màu của sản phẩm càng đậm.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung lại đến hiệu suất quang xúc nung lại đến hiệu suất quang xúc

tác của mẫu Fe,Na-TiO2

65 70 75 80 85 90 95 100 0 100 200 300 400 500 600 Nhiệt độ, độ C H iệ u su ấ t q u a n g xú c tá c, %

Hình 3.41.. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung lại đến hiệu suất quang xúc

tác của mẫu Fe,Na-TiO2

Nhiệt độ, o C H, % 60 (sấy) 99.4 100 (sấy) 99.4 200 95,6 300 70,2 400 69,4 500 68,8

Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy, nung lại đến hiệu suất quang xúc tác phân hủy MB của các sản phẩm sau 70 phút chiếu đèn compact được đưa ra trong Bảng 3.11 và Hình 3.41. Kết quả cho thấy, khi nhiệt độ ≤ 100 oC thì hiệu suất quang xúc tác hầu như khơng đổi, từ 200 ÷ 300 oC hiệu suất quang xúc tác giảm nhanh, khi nhiệt độ ≥ 300 oC thì hiệu suất quang xúc tác ổn định ở mức thấp. Nguyên nhân của hiện tượng trên có thể là do ở nhiệt độ cao, hình thành các dạng oxit hỗn hợp Fe-Ti như Fe2TiO5, Fe2Ti2O7 làm biến đổi cấu trúc bề mặt, đổi màu và làm giảm hiệu suất quang xúc tác của sản phẩm [41]. Vì vậy, trong các thí nghiệm tiếp theo, chúng tơi chỉ sấy mẫu ở 100 o

C.

b. Ảnh hưởng của nồng độ Fe(III)

Bột Na-TiO2 được tẩm trong dung dịch Fe(NO3)3 theo các điều kiện như mục 3.2.2.2-a với nồng độ Fe(III) thay đổi từ 0,0 ÷ 3.10-1 M. Ảnh hưởng của nồng độ Fe(III) trong dung dịch tẩm đến hiệu suất quang xúc tác của bột Fe,Na-TiO2 sau 70

Các thông tin từ Bảng 3.12 và Hình 3.42 cho thấy, ban đầu khi nồng độ Fe(III) trong dung dịch tẩm tăng lên thì hiệu suất quang xúc tác của sản phẩm tăng, đạt cao nhất khi nồng độ Fe(III) là 0,05 M. Nếu tiếp tục tăng nồng độ Fe(III) thì hiệu suất quang xúc tác của sản phẩm giảm. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do ban đầu khi nồng độ Fe(III) trong dung dịch tăng thì nồng độ Fe(III) trên bề mặt xúc tác tăng và làm tăng hiệu quả bắt giữ điện tử, hạn chế hiện tượng tái hợp e-

, h+, do đó làm tăng hoạt tính quang xúc tác của sản phẩm. Khi tiếp tục tăng nồng độ Fe(III) trong dung dịch thì nồng độ Fe(III) hấp phụ trên bề mặt xúc tác tăng cao, có thể dẫn đến hình thành các hợp chất Fe2TiO5, Fe2Ti2O7, làm biến đổi cấu trúc bề mặt và tạo

thành các tâm tái hợp e-

, h+, do đó làm giảm hiệu suất quang xúc tác của sản phẩm. Nhận định trên đây phù hợp với các tác giả [41, 106-108].

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của nồng độ Fe(III) đến hiệu suất phân hủy MB Fe(III) đến hiệu suất phân hủy MB

[Fe(III)] d.d, % M [Fe(III)]r, % M H, % 0.00 0,00 89,5 1.10-2 0,006 93,9 2.10-2 0,014 96,5 5.10-2 0,035 99,4 1.10-1 0,068 91,5 2.10-1 0,123 84,9 3.10-1 0,201 75,8 75 80 85 90 95 100 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 Nồng độ dung dịch Fe3+, M H iệ u su ấ t p h â n h ủ y, % Hình 3.42. Ảnh hưởng của nồng độ Fe(III) đến hiệu suất phân hủy MB

Như vậy, khi nồng độ Fe(III) là 0,05 M thì bột Fe,Na-TiO2 điều chế được có hiệu suất quang xúc tác phân hủy MB dưới ánh sáng đèn compact cao nhất. Đó là nồng độ dung dịch Fe(III) thích hợp cho q trình điều chế sản phẩm.

c. Ảnh hưởng của thời gian tẩm và tỉ lệ L/R

Các thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của thời gian tẩm được tiến hành trong thời gian từ 15 phút đến 120 phút. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian tẩm đến hiệu suất phân hủy MB được đưa ra trên Bảng 3.13 cho thấy, ban đầu khi thời gian tẩm tăng thì hiệu suất quang xúc tác của sản phẩm tăng và đạt cao nhất sau 60

phút, sau đó nếu tăng thời gian tẩm thì hiệu suất khơng tăng. Điều đó có thể là do q trình hấp phụ hóa học ổn định sau khi tẩm trong 60 phút.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của thời gian tẩm đến hiệu suất phân hủy MB gian tẩm đến hiệu suất phân hủy MB

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của tỉ lệ L/R đến hiệu suất phân hủy MB L/R đến hiệu suất phân hủy MB

Mẫu Thời gian tẩm, phút H, %

1 0 72,5 2 15 87,6 3 30 94,3 4 60 99,4 5 90 99,4 6 120 99,4 Mẫu Tỉ lệ L/R, (ml/g) H, % 1 0 73.2 2 15 88,4 3 30 96,2 4 50 99,4 5 75 99,4 6 100 99,4

Các thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ L/R được tiến hành với tỉ lệ L/R khác nhau từ 1 đến 6. Ảnh hưởng của tỉ lệ L/R đến hiệu suất phân hủy MB được đưa ra trên Bảng 3.14. Thông tin từ Bảng 3.14 cho thấy, khi tỉ lệ L/R tăng thì hiệu suất quang xúc tác phân hủy MB cũng tăng, đạt hiệu suất cao nhất 99,4 % khi tỉ lệ L/R là 50 ml/g, nếu tiếp tục tăng tỉ lệ L/R thì hiệu suất quang xúc tác khơng tăng. Hiện tượng trên có thể là do khi tỉ lệ L/R thấp, nồng độ Fe(III) trong dung dịch giảm nhanh, làm giảm động lực của quá trình hấp phụ. Vì vậy, tỉ lệ L/R = 50 ml/g, thời gian tẩm là 60 phút được chọn cho quá trình điều chế sản phẩm.

Căn cứ vào kết quả thực nghiệm trên đây, điều kiện thích hợp để điều chế bột Fe,Na-TiO2 theo phương pháp tẩm là, nồng độ dung dịch Fe(III) là 0,05 M, thời gian tẩm trong 1 h, tỉ lệ L/R = 50 ml/g, sấy 100 o

C trong 3 h. Bột Fe,Na-TiO2 điều chế được theo các điều kiện trên đây có hiệu suất quang xúc tác phân hủy MB đạt 99,4 % sau 70 phút dưới ánh sáng đèn compact, cao hơn mẫu Na-TiO2 không tẩm 15 %,

cao gấp 2,8 lần so với mẫu đối chứng. Dưới ánh sáng mặt trời, hiệu suất quang xúc tác đạt 99,4 % sau 25 phút chiếu sáng, cao gấp 6 lần so với mẫu đối chứng.

d. Nghiên cứu các đặc trưng của bột Fe,Na-TiO2 và vai trò của sắt

Giản đồ XRD của mẫu Fe,Na-TiO2 đã được ghi và đưa ra trên Hình 3.43. Giản

Hình 3.33 và giản đồ XRD Hình 3.43 có thể thấy rằng, thành phần pha của sản phẩm trước và sau khi tẩm hầu như không thay đổi. Trên giản đồ XRD của sản phẩm Hình 3.43 khơng xuất hiện pic đặc trưng của Fe. Hiện tượng trên có thể là do nồng độ Fe hấp phụ trên bề mặt sản phẩm thấp, nó phù hợp với kết quả của T.Ohno và các đồng nghiệp trong các cơng trình [106-108]. Tính tốn từ giản đồ XRD cho thấy, kích thước tinh thể sản phẩm tăng lên khi nồng độ Fe(III) trong dung dịch tăng lên, cịn các thơng số mạng hầu như không thay đổi.

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Mau 0,05N-Ti

01-078-2486 (C) - Anatase, syn - TiO2 - Y: 81.56 % - d x by: 1. - WL: 1.5406 - Tetragonal - a 3.78450 - b 3.78450 - c 9.51430 - alpha 90.000 - beta 90.000 - gamma 90.000 - Body-centered - I41/amd (141) -

1)

File: Thuy mau 0,05-N-Ti.raw - Type: Locked Coupled - Start: 20.000 ° - End: 70.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 10 s - 2-Theta: 20.000 ° - Theta: 10.000 ° - Chi: 0 Left Angle: 24.110 ° - Right Angle: 26.270 ° - Left Int.: 2.00 Cps - Right Int.: 2.00 Cps - Obs. Max: 25.270 ° - d (Obs. Max): 3.521 - Max Int.: 282 Cps - Net Height: 280 Cps - FWHM: 0.397 ° - Chord Mid.: 2

L in (C p s ) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 190 200 210 220 230 240 250 260 270 280 290 300 310 320 330 340 2-Theta - Scale 20 30 40 50 60 70 d=3. 523 d=2. 430 d=2. 381 d=2. 338 d=1. 894 d=1. 701 d=1. 667 d=1. 481 d=1. 365

Hình 3.43. Giản đồ XRD của mẫu bột Fe,Na-TiO2

Kích thước tinh thể sản phẩm phụ thuộc nồng độ Fe(III) trong dung dịch đưa ra trong Bảng 3.15. Bảng 3.15 cho thấy, khi nồng độ Fe(III) trong dung dịch tăng thì kích thước tinh thể sản phẩm tăng khơng nhiều. Điều dó có thể là do có sự hấp phụ hóa học Fe(III) trên bề mặt bột Na-TiO2 trong quá trình tẩm. Nhận định trên phù hợp với kết luận của các tác giả [44, 108].

Bảng 3.15. Kích thước tinh thể của Fe,Na-TiO2 phụ thuộc vào nồng độ Fe(III)

Nồng độ Fe(III) 0,0 0,05 0,25 0,75

r 20,1 20,6 21,6 22,4

Để khảo sát kích thước thực tế và hình thái học của sản phẩm, ảnh TEM của bột Fe,Na-TiO2 đã được chụp và đưa ra trên Hình 3.44. Từ Hình 3.44 có thể thấy, tinh thể sản phẩm có dạng đa diện và khá đồng đều, kích thước tinh thể của sản phẩm đạt 20,5 nm. Kết quả xác định kích thước tinh thể từ ảnh TEM trên đây tương tự kết tính tốn từ giản đồ XRD và cơng thức Scherre.

Hình 3.44. Ảnh TEM của mẫu sản phẩm Fe,Na-TiO2

Hình 3.45. Phổ EDS của mẫu Fe,Na-TiO2 và thành phần nguyên tố

Element (keV) Mass% Error% Atom%

N K* 0.392 0.99 0.31 1.71 O K 0.525 41.05 1.36 66.71 Ti K 4.508 57.88 0.32 31.54 Fe K* 6.398 0.08 0.64 0.04 Total 100.00 100.00

Sự có mặt Fe(III)trên bề mặt sản phẩm có thể được minh chứng đầy đủ hơn dựa trên phổ EDS Hình 3.45. Phổ EDS Hình 3.45 cho thấy, ngồi pic đặc trưng cho titan và oxy còn xuất hiện pic đặc trưng của nitơ và sắt. Hàm lượng nitơ và hàm lượng sắt trên bề mặt sản phẩm xác định từ phổ EDS là 1,71 % và 0,04 % nguyên tử tương ứng. Kết hợp giữa phổ EDS với sự thay đổi kích thước tinh thể tính được từ giản đồ XRD (Bảng 3.15), có thể cho rằng Fe và N đã có mặt trên bề mặt bột Fe,Na- TiO2.

Phổ UV - Vis của các mẫu sản phẩm phụ thuộc nồng độ Fe(III) trong dung dịch được đưa ra trên Hình 3.46.

Hình 3.46. Phổ UV- Vis của sản phẩm Fe,Na-TiO2 phụ thuộc nồng độ Fe(III)

a. 0,0; b. 0,05 M; c. 0,25 M; d. 0,75 M

Từ Hình 3.46 có thể thấy, khi nồng độ Fe(III) trong dung dịch ≤ 0,25 M, phổ hấp thụ UV-Vis của các mẫu sản phẩm có sự thay đổi khơng đáng kể, Eg ~ 2,82 eV. Trong khi đó, kết quả thử quang xúc tác cho thấy mẫu tương ứng với nồng độ Fe(III) trong dung dịch là 0,05 M có hiệu suất quang xúc tác cao nhất. Điều đó có thể được giải thích khi làm rõ vai trị của Fe(III) hấp phụ trên bề mặt xúc tác theo sơ đồ Hình 3.47.

- Khi bề mặt Fe,Na-TiO2 được chiếu xạ dưới đèn compact có λ = 400 ÷ 600 nm, Fe(III) có thể bắt giữ điện tử quang sinh theo phản ứng:

Fe(III) + e- = Fe(II) [3.7] Vì vậy, nó làm tăng hiêu quả tách điện tích, hạn chế hiện tượng tái hợp và kéo dài thời gian sống của e-

, h+. Fe(II) có thể trao đổi điện tử với chất nhận điện tử như oxy hấp phụ trên bề mặt bán dẫn và trở về trạng thái ban đầu:

Fe(II) - e- = Fe(III) [3.8]

Hình 3.47. Sơ đồ quá trình quang xúc tác trên bán dẫn Fe,N-TiO2

Như vậy, Fe(II) và Fe(III) có thể cùng tồn tại trên bề mặt Fe,Na-TiO2. Trong điều kiện chiếu sáng thơng khí, Fe(III) thường tồn tại dưới dạng Fe2O3 [41, 148].

- Fe2O3 là một chất bán dẫn có Eg ~ 2,3 eV [148] có thể kết hợp với Na-TiO2 (Eg = 2,82 eV) hình thành một cặp bán dẫn [75]. Khi bị kích thích bởi ánh sáng đèn compact có λ = 400 ÷ 600 nm, Fe2O3 và Na-TiO2 đều có thể bị kích hoạt [41, 47]:

TiO2 + hν = e- + h+ [3.9] Fe(III) + hν = e- + Fe(IV) [3.10] Đồng thời xảy ra quá trình bắt giữ điện tích:

Ti(IV) + e- = Ti(III) [3.11] Fe(III) + h+ = Fe(IV) [3.12] VB CB CB VB e- e- hν h+ Fe2O3 Na.TiO2 2,82 eV 2,3 eV hν h+

Fe(IV) oxy hóa chất hấp phụ (R) và hồi phục:

Fe(IV) + R = Fe(III) + R+ [3.13] Theo W. Choi và các cộng sự [47], q trình chuyển điện tích là khâu chậm nhất trong cơ chế quang xúc tác của TiO2 (Mục 1.1.2.1). Các phản ứng trên cho thấy, Fe(III) có mặt đã làm tăng nhanh q trình chuyển điện tích do đó làm tăng đáng kể hiệu suất quang xúc tác của sản phẩm.

Những phân tích trên cho thấy, với nồng độ thích hợp, Fe(III) có thể đóng hai vai trị: bắt giữ điện tử và tăng nhanh q trình chuyển điện tích, do đó nó hạn chế hiện tượng tái hợp e-

, h+ và làm tăng hiệu suất quang xúc tác của bột Fe,Na-TiO2 dưới ánh sáng nhìn thấy. Kết luận trên của chúng tôi phù hợp với các tác giả [41, 106].

Tuy vậy, khi nồng độ Fe(III) trong dung dịch là 0,75 M, phổ hấp thụ quang của mẫu sản phẩm tương ứng chuyển dịch nhiều nhất về phía sóng dài nhưng hiệu suất quang xúc tác của mẫu đó lại tương đối nhỏ. Điều đó có thể là do khi nồng độ Fe(III) trên bề mặt TiO2 tăng, làm tăng hàm lượng các oxít như Fe2O3, Fe2TiO5, Fe2Ti2O7. Các hợp chất này làm tăng độ hấp thụ quang nhưng che phủ các trung tâm hoạt tính, làm giảm hiệu suất quang xúc tác của sản phẩm [41]. Điều đó cho thấy, năng lượng vùng cấm Eg của sản phẩm, không tỉ lệ thuận với hiệu suất quang xúc tác của nó. Nhận định trên phù hợp với các tác giả [24, 48, 60, 61, 85, 109].

3.2.3. Kết luận

Đã khảo sát có hệ thống ảnh hưởng của muối sắt Fe(NO3)3.9H2O, 3 loại bột TiO2, Na-TiO2, k.N-TiO2 và phương pháp điều chế đến hiệu suất quang xúc tác của sản phẩm dưới ánh sáng nhìn thấy. Kết quả cho thấy, bột Fe,Na-TiO2 điều chế được theo phương pháp tẩm bột Na-TiO2 trong dung dịch Fe(NO3)3 cho hiệu suất quang xúc tác cao nhất. Đó là phương pháp được chọn để tiếp tục nghiên cứu điều chế sản phẩm.

Đã nghiên cứu một cách chi tiết ảnh hưởng của nhiệt độ sấy, nung lại, nồng độ Fe(III), thời gian tẩm và tỉ lệ L/R đến cấu trúc và tính chất quang xúc tác của sản phẩm điều chế theo phương pháp tẩm bột Na-TiO2 trong dung dịch Fe(NO3)3. Trên

cơ sở đó, đã xác định được điều kiện điều chế sản phẩm thích hợp là: nồng độ dung dịch Fe(III)0,05 M, thời gian tẩm 1h, tỉ lệ L/R 50 ml/g, sấy bột ở 100 o

Sản phẩm điều chế được theo các điều kiện trên đây có 100 % pha anata, kích thước tinh thể 20,5 nm, trong sản phẩm có 1,71 % nguyên tử nitơ và 0,04 % nguyên tử sắt, Eg = 1,82 eV. Hiệu suất quang xúc tác ~ 99,4 % sau 70 phút chiếu ánh sáng đèn compact, cao hơn khi không tẩm sắt ~ 15 %, cao hơn mẫu đối chứng 2,8 lần dưới ánh sáng đèn compact, 6 lần dưới ánh sáng mặt trời.

Đã làm rõ ảnh hưởng riêng rẽ của N và Fe đến tính chất quang xúc tác của bột sản phẩm dưới ánh sáng nhìn thấy. Trong khi nitơ có vai trị làm giảm năng lượng vùng cấm và làm tăng hiệu suất quang xúc tác của bột Fe,Na-TiO2 trong vùng ánh sáng nhìn thấy lên ~ 80 % thì Fe(III) hấp phụ trên bề mặt xúc tác khơng làm thay đổi thành phần pha, thay đổi rất ít kích thước tinh thể và có vai trị tâm bắt điện tử, làm tăng hiệu quả tách điện tích, tăng tốc độ chuyển điện tích, hạn chế hiện tượng tái hợp e-

, h+ và làm tăng hiệu suất quang xúc tác của bột Fe,Na-TiO2 lên ~ 15 %.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các quá trình điều chế và tính chất của bột tio2 kích thước nanomet được biến tính bằng n và fe luận án TS hóa vô cơ62 44 25 01 (Trang 105 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)