Ảnh hưởng của nhiệt độ nung

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các quá trình điều chế và tính chất của bột tio2 kích thước nanomet được biến tính bằng n và fe luận án TS hóa vô cơ62 44 25 01 (Trang 62 - 63)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu điều chế bột N-TiO2 kích thƣớc nanomet

3.1.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung

Để khảo sát tính chất nhiệt của kết tủa sau khi sấy, chúng tơi ghi giản đồ phân tích nhiệt của nó trong khơng khí.

Furnace temperature /°C 0 100 200 300 400 500 600 700 TG/% -14 -7 0 7 14 d TG/%/min -6 -4 -2 0 HeatFlow/µV -30 -20 -10 0 10 Mass variation: -16.60 % Peak :122.14 °C Figure: 22/09/2009 Mass (mg):35.74

Crucible:PT 100 µl Atmosphere:Air

Experiment:8.1 T TiO2 CN

Procedure:RT ----> 800C (10C.min-1) (Zone 2)

Labsys TG

Exo

Hình 3.1. Giản đồ phân tích nhiệt của bột thủy phân trong nước

Kết quả ghi giản đồ phân tích nhiệt của bột kết tủa sau khi sấy được đưa ra trong Hình 3.1. Giản đồ phân tích nhiệt Hình 3.1 cho thấy, chỉ có một pic thu nhiệt

tại 122,14 oC tương ứng với một pic mất khối lượng duy nhất trên đường DTG. Nó được cho là do sự mất nước hấp phụ kéo dài đến ~ 200 oC [121]. Từ 200 ÷ 580 o

C diễn ra q trình mất khối lượng chậm và kéo dài có thể là do mất một lượng nhỏ nước phối trí. Kết quả từ giản đồ phân tích nhiệt nói trên cho thấy, hầu hết nước được tách ra là nước hấp phụ. Điều đó được cho là do các cation hóa trị +4 khi ngưng tụ, dạng hydroxit có thể tự mất nước để trở thành oxit ngậm nước [77, tr.30]. Kết quả tính tốn từ giản đồ DTA-TGA Hình 3.1 cho thấy, công thức mẫu bột sau sấy ở 80oC có dạng TiO2.0,9H2O. Kết quả này phù hợp với tính tốn từ giản đồ phân tích nhiệt của các cơng trình [100, 101].

Từ giản đồ phân tích nhiệt Hình 3.1 cho thấy, q trình giảm khối lượng của mẫu kết thúc ở gần 600 o

C. Như vậy, khi nung mẫu ở nhiệt độ lớn hơn hay bằng 600 oC thì khối lượng mẫu khơng thay đổi.

Để khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến hiệu suất quang xúc tác và kích thước tinh thể của sản phẩm, chúng tơi đã thử hoạt tính quang xúc tác của các mẫu đã được nung ở các nhiệt độ: 400, 500, 600, 700 và 800 oC trong hai giờ theo quy trình đã nêu ở mục 2.2.3.3. Kết quả thử quang xúc tác được đưa ra trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến kích thước tinh thể và hiêu suất quang xúc tác của bột TiO2 sau 3 h chiếu sáng

Nhiệt độ, o

C 400 500 600 700 800

r, nm 16,7 25,2 32,1 39,5 49,8

Pha rutin, % 100 100 100 100 100

H, % 63,5 68,4 73,2 64,5 51,6

Các số liệu trong Bảng 3.2 cho thấy, khi nhiệt độ nung tăng từ 400 ÷ 800 o

C thì kích thước tinh thể tăng, thành phần pha không thay đổi là 100 % rutin. Ở 600

o

C, bột TiO2 thu được có hiệu suất quang xúc tác cao nhất, đó là nhiệt độ được chọn để điều chế sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các quá trình điều chế và tính chất của bột tio2 kích thước nanomet được biến tính bằng n và fe luận án TS hóa vô cơ62 44 25 01 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)