Hình 3.8 cho thấy, khi tỷ lệ L/R tăng từ 3,20 đến 17,36 ml/g thì hiệu suất phân huỷ MB tăng nhanh, sau đó hiệu suất phân hủy MB tăng chậm dần và không thay đổi khi tỉ lệ L/R ≥ 24,30 ml/g. Với tỉ lệ L/R thích hợp sẽ ổn định tương quan nồng độ NH3 trong pha lỏng và trên bề mặt pha rắn, chất bị hấp phụ phân bố đồng đều, do
đó có thể hạn chế khuyết tật bề mặt và làm tăng hiệu suất phân hủy quang xúc tác. Khi tỷ lệ L/R > 24,30 ml/g thì hiệu suất phân huỷ hầu như khơng đổi. Điều này có thể là do huyền phù TiO2.nH2O dạng α hoạt động đã tham gia phản ứng hết với NH3 trong quá trình tẩm. Để làm rõ vấn đề trên, các mẫu đã tẩm sau khi ly tâm, được tẩm lại một lần nữa trong dung dịch NH3 0,6 M như các điều kiện tẩm ban đầu, sau đó bột được đưa đi sấy, nung trong cùng điều kiện với mẫu đã tẩm một lần. Kết quả cho thấy, hiệu suất quang xúc tác của các mẫu tẩm hai lần và mẫu tẩm một lần là như nhau. Vì vậy, tỷ lệ L/R thích hợp được chọn cho q trình thực nghiệm tiếp theo là 24,30 ml/g.
3.1.2.3. Ảnh hưởng của thời gian tẩm TiO2.nH2O trong dung dịch NH3
Các thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của thời gian tẩm đến hiệu suất quang xúc tác của sản phẩm được tiến hành như mục 2.2.2.2, nồng độ dung dịch NH3 là 0,6 M, tỉ lệ L/R là 24,30 g/l, khuấy trộn trong 1h, nung 600 o
C trong 2h, thời gian tẩm thay đổi từ 15 phút đến 120 phút. Kết quả khảo sát hoạt tính quang xúc tác của sản phẩm được đưa ra trên Hình 3.9 cho thấy, ban đầu khi thời gian tẩm tăng thì hiệu suất quang xúc tác tăng và đạt cực đại sau thời gian 60 phút, sau đó nếu tiếp tục tăng thời giam tẩm thì hiệu suất quang xúc tác khơng tăng. Hiện tượng trên có thể là do q trình tẩm đạt đến cân bằng sau thời gian 60 phút. Đó là thời gian tẩm được chọn cho các thí nghiệm tiếp theo.
72 76 80 84 88 92 96 100 0 30 60 90 120 150 Thời gian tẩm, phút H iệ u su ất p hâ n hủ y, %