2.1. Rối loạn tổng hợp Protein về lượng
2.1.1. Tăng tổng hợp chung
Biểu hiện bằng sự đồng hóa Acid Amin cao hơn dị hóa, làm cân bằng Nitơ dương tính. Tăng tổng hợp chung có thể là sinh lý hoặc bệnh lý:
- Sinh lý: Ở thời kỳ sinh trưởng, đang tập luyện, đang bình phục bệnh...Vì vậy, chế độ ăn giầu Protein ở những giai đoạn này rất quan trọng đặc biệt là ở trẻ em. Thiếu Protein là nguyên nhân trọng yếu dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em. Trong chăm sóc người bệnh, thực hiện chế độ dinh dưỡng cũng quan trọng như dùng thuốc, giúp người bệnh nhanh khỏi bệnh và bình phục sức khỏe.
- Bệnh lý: Cường tuyến yên, tuyến yên tăng tiết Hormon STH. Hormon này có tác dụng tăng tổng hợp Protein, gây ra bệnh khổng lồ khi bị bệnh ở giai đoạn trẻ, to đầu ngón nếu mắc bệnh ở độ tuổi trưởng thành.
2.1.2. Tăng tổng hợp bộ phận
Sự đồng hóa Acid Amin trong một cơ quan tăng rõ rệt, nhưng đồng hóa ở tồn thân chỉ hơi tăng hoặc bình thường hoặc có thể giảm. Gặp trong phì đại cơ quan, ung thư, tái tạo tổ chức, liền vết thương...
2.1.3. Giảm tổng hợp chung
Gặp trong đói trường diễn, suy dinh dưỡng, đái đường, ung thư, suy kiệt, sốt kéo dài...Giảm tổng hợp chung thường có kèm theo tăng thối hóa, hậu quả làm giảm Protein huyết tương và kéo theo nhiều rối loạn nghiêm trọng khác.
A. Amin
Gen điều hòa Gen cấu trúc TH Protein
Thối hóa Protein
90% A. Amin Cơ thể 90% Thức ăn 10%
26
2.1.4. Giảm tổng hợp bộ phận: Gặp trong teo cơ quan, hoại tử cơ quan...
2.2. Rối loạn Protein huyết tương
2.2.1. Nguồn gốc của Protein huyết tương
- Protein huyết tương được tạo ra chủ yếu ở gan (95% Albumin và 85% Globulin được gan sản xuất).
- Ngồi ra Protein huyết tương cịn được sản xuất từ hệ võng nội mơ ngồi gan và
một số mô khác (như Globulin, kháng thể, Enzym, Hormon...). - Bình thường nồng độ Protein huyết tương là 75-80g/l.
2.2.2. Vai trò của Protein huyết tương
- Tạo áp lực keo của máu, giúp giữ nước trong lịng mạch, qua đó duy trì thể tích tuần hồn và điều hịa chuyển hóa nước và điện giải.
- Bảo vệ cơ thể, chống nhiễm độc, nhiễm khuẩn thơng qua vai trị của hệ thống kinin,
bổ thể và các kháng thể…
- Tham gia vào thành phần của các Enzym chuyển hóa các chất, bổ thể, yếu tố đông
máu, Hemoglobin, Hormon.
- Vận chuyển một số chất (sắt, đồng, Lipid, Oxy...).
- Cung cấp Acid Amin cho cơ thể: Lượng Protein huyết tương biểu thị lượng Protein
toàn thân (1g Protein huyết tương đại diện cho 30g Protein toàn thân). Các nguyên nhân làm giảm Protein máu, đều dẫn tới giảm Protein chung của cơ thể.
2.2.3. Thay đổi về lượng Protein huyết tương 2.2.3.1.Giảm Protein huyết tương
Nói trên tình trạng giảm Protein trong cơ thể. Cơ chế chung là giảm tổng hợp và tăng thối hóa chung hoặc cung cấp ít hơn sử dụng. VD: Bệnh lý tại gan, bệnh lý tổ thương cầu thận, đói ăn…
Nguyên nhân:
- Do cung cấp không đủ qua thức ăn, thường gặp trong suy dinh dưỡng nhất là ở trẻ em
- Rối loạn hấp thu ở ống tiêu hóa: Viêm ruột mãn tính, xơ tụy…
- Giảm tổng hợp chung: Viêm gan, xơ gan, suy gan...
- Tăng sử dụng: Trong giai đoạn hàn gắn vết thương, phục hồi sau mất máu .
- Protein bị mất ra ngoài: Bệnh nhân bị bỏng rộng (Protein bị mất theo huyết tương
qua vết bỏng), hội chứng thận hư (Protein mất ra nước tiểu), dị vết thương kéo dài có ổ mủ lớn (Protein có trong dịch mủ...).
Biểu hiện: Bệnh nhân bị sút cân, teo cơ, thiếu máu, lâu lành vết thương, sức đề
kháng giảm, phù. Đối với trẻ em có biểu hiện chậm lớn, chậm phát triển về cả trí tuệ và thể lực...
Xét nghiệm: Giảm số lượng Protein huyết tương, Albumin thường giảm nhiều hơn Globulin (tỷ lệ số A/G <1, bình thường A/G =1,2-1,5), tốc độ lắng hồng cầu tăng.
2.2.3.2.Tăng Protein huyết tương
Ít gặp tăng Protein huyết tương tuyệt đối, chủ yếu găp tăng đương đối (tăng giả) do mất nước làm cho máu bị cô đặc như tiêu chảy cấp, sốt, mất nước qua mồ hôi...
27
2.2.4. Thay đổi về thành phần Protein huyết tương
Thành phần và tỷ lệ huyết tương bình thường: Bằng phương pháp điện di, Protein huyết tương được chia thành 5 thành phần. Người Việt Nam, các thành phần đó chiếm tỷ lệ như bảng 1.1.
Thành phần Protein huyết tương Tỷ lệ
- Albumin - α1 globulin - α2 globulin - β globulin - γ globulin 56,6 + 4,2% 5,1 + 0,9% 7,6 + 1,7% 10,4 + 1,3% 20,3 + 3,3%
Bảng 1.1. Các thành phần Protein huyết tương bình thường Thay đổi thành phần Protein huyết tương:
- Albumin giảm trong tất cả các trường hợp giảm Protein huyết tương và giảm Protein trong cơ thể như đói (suy dinh dưỡng), bệnh gan kéo dài, hội chứng thận hư, nhiễm khuẩn mãn tính...
- α- Globulin tăng trong các trường hợp nhiễm khuẩn cấp hoặc mãn, hoại tử tổ chức (viêm gan, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim...), rối loạn chuyển hóa (hội chứng thận hư, thận hóa dạng tinh bột).
- β- Globulin có vai trị quan trọng trong vận chuyển Lipid. Nó tăng trong các bệnh
có tăng Lipid máu như xơ cứng động mạch, tắc mật, hội chứng thận hư...
- γ- Globulin tăng khi tăng kháng thể như nhiễm khuẩn, mẫn cảm, u tương bào...
Chú ý: Kết quả điện di được biểu hiện bằng tăng tỷ lệ %, khi một thành phần giảm
có thể làm thành phần khác tăng tương đối hoặc ngược lại.
Hậu quả của sự thay đổi thành phần Protein huyết tương: Khi thay đổi thành phần
Protein huyết tương sẽ gây ra 2 hiện tượng.
- Protein huyết tương dễ bị kết tủa do 2 cơ chế:
+ Albumin giảm làm khả năng giữ Protein huyết tương ở trạng thái phân tán bị giảm,
do đó Protein dễ bị tủa.
+ Khi thành phần Protein huyết tương thay đổi làm mất tỷ lệ cân đối của các thành phần này, Protein huyết tương dễ bị tủa nhất là khi gặp muối kim loại nặng. Đây cũng chính là nguyên lý của các phản ứng để chẩn đoán một số bệnh trong lâm sàng trước đây như phản ứng Kuken, Mac-lagan.
- Tốc độ lắng hồng cầu tăng do 2 cơ chế:
+ Protein huyết tương giảm dẫn đến tỷ lệ Albumin trong huyết tương giảm, trong khi
tỷ trọng hồng cầu vẫn tương đối bình thường làm cho hồng cầu dễ lắng. VD: Gặp trong xơ gan, phù thận, suy dinh dưỡng...
28
+ Huyết tương có nhiều Fibrinogen và α- Glubulin gây hiện tượng hồng cầu dễ kết tụ thành từng cụm, làm cho hồng cầu lắng nhanh hơn. VD: Gặp trong viêm cấp, lao, viêm khớp, viêm cơ tim...
2.3. Rối loạn tổng hợp Protein về chất
2.3.1. Do gen cấu trúc
Gen cấu trúc mang thơng tin qui định trình tự Acid Amin trong chuỗi Peptid của Protein. Khi rối loạn gen cấu trúc, cơ thể sẽ tổng hợp ra các Protein bất thường, dẫn đến thay đổi về tính chất lý hóa. Những biến đổi làm cho các Protein này bị giảm chức năng hoặc không đảm nhiệm được chức năng của nó. Một số bệnh lý có thể găp như:
- Các bệnh rối loạn cấu trúc Hemoglobin: Người ta đã tìm thấy trên 40 loại Hemoglobin bị bệnh do rối loạn gen cấu trúc. Điển hình là một số trường hợp:
+ Bệnh HbS: Trường hợp này ở vị trí số 6 trong chuỗi β của HbA, Glutamin bị thay thế bằng Valin, cơ thể tổng hợp ra loại HbS làm hồng cầu bị biến dạng (hồng cầu hình liềm), dễ vỡ khi đi qua mao mạch, dễ bị đại thực bào ở lách bắt giữ tiêu hủy, gây thiếu máu. + Bệnh HbC: Tương tự như trên, vị trí số 6 trong chuỗi β của HbA, Glutamin bị thay thế bằng Lysin, cơ thể tổng hợp ra loại HbC làm hồng cầu bị biến dạng (hồng cầu hình bia bắn ), hồng cầu vận chuyển Oxy kém, dễ vỡ, bị tiêu hủy tại lách gây thiếu máu.
- Các bệnh thiếu Enzym, thiếu kháng thể: Do gen cấu trúc bị tổn thương nặng, làm cho cơ thể không tổng hợp được Enzym hoặc γ- Globulin dẫn đến thiếu Enzym hoặc thiếu kháng thể (VD: Bệnh ứ đọng Glycogen ở gan do thiếu Enzym Glucose- 6- phosphatase, bệnh thiếu γ- Globulin bẩm sinh).
2.3.2. Do gen điều hòa
Gen điều hòa cho phép một gen hoặc một nhóm gen cấu trúc tổng hợp Protein với số lượng thích hợp, vào thời điểm thích hợp và làm ngừng chúng khi đủ số lượng nhờ cơ chế liên hệ ngược. Khi rối loạn gen điều hòa, sẽ dẫn đến rối loạn tổng hợp về lượng Protein (Tổng hợp thừa hoặc thiếu một loại Protein nào đó). Có thể gặp một số bệnh sau đây:
- Bệnh HbF: HbF là Hemoglobin bào thai mang 4 chuỗi Polypeptid (2 chuỗi α và 2 chuỗi γ ). Bình thường các chuỗi Polypeptid này được tổng hợp của bào thai. Khi trẻ ra đời, gen điều hịa kìm hãm vĩnh viễn gen cấu trúc tổng hợp chuỗi γ, giải phóng gen điều hịa tổng hợp chuỗi β của HbA ở người trưởng thành. Trong bệnh HbF, khi trẻ ra đời, gen điều hịa khơng kìm hãm được gen cấu trúc tổng hợp chuỗi γ, cho lên chuỗi γ vẫn được tổng hợp ở trẻ. Khi trẻ sinh ra và trưởng thành, lượng HbF tăng. Đặc điểm của bệnh là hồng cầu có hình bia bắn và dễ vỡ gây thiếu máu.
- Bệnh Hb Bart: Tương tự cơ chế trên, hemoglobin có 4 chuỗi γ.
- Bệnh Hb H: Hemoglobin có 4 chuỗi β.
Như vậy, Protein rất cần cho sự phát triển bình thường của cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em. Ngoài Glucid, Protein cũng là chất cần thiết trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt khi cơ thể bị bệnh. Khi cơ thể bị bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng giàu Protein cũng giúp cho cơ thể mau lành bệnh. Mặt khác, Protein cũng có thể bị biến tính, hoặc các gen có liên quan tới q trình tổng hợp Protein có thể bị đột biến bởi một số các tác nhân như: hóa chất, các tác nhân
29
vật lý, virus…khởi động cho các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tự miễn, các khối u…Do đó, trong đời sống hàng ngày cần hạn chế tiếp xúc với các yếu tố bất lợi, thực hiện tốt các qui tắc an tồn trong lao động, phịng tránh bệnh tật nói chung, đặc biệt là bệnh do Virus.
Tự lượng giá
Câu 1: Trình bày q trình tổng hợp và thối hóa Protein trong cơ thể. Câu 2: Trình bày các rối loạn Protein huyết tương về lượng.
Câu 3: Trình bày thay đổi thành phần Protein huyết tương và các hậu quả của nó.
30
BÀI 4
RỐI LOẠN CHUYỂN HĨA NƯỚC VÀ ĐIỆN GIẢI Mục tiêu học tập
1. Trình bày vai trị, sự phân bố của nước – điện giải trong cơ thể
2. Mô tả sự trao đổi nước – điện giải giữa các màng, cơ chế điều hòa nước và điện giải của cơ thể
3. Mô tả cơ chế bệnh sinh của một số trường hợp mất nước thường gặp 4. Trình bày cơ chế gây phù, thũng
Nội dung