Đấu tranh sinh tồn là một trong các quy luật tự nhiên, mọi sinh vật đều có khả năng tự bảo vệ chống lại sự xâm nhập của các vật lạ, nhằm bảo tồn tính tồn vẹn của chúng. Cùng với sự tiến hóa của thế giới sinh vật, các biện pháp bảo vệ trong cơ thể người ngày càng phong phú và hồn thiện. Trong đó đáp ứng miễn dịch là một trong những biện pháp quan trọng, phức tạp nhất, hiệu quả nhất, để bảo vệ cơ thể trước muôn vàn yếu tố bất lợi thường xuyên tấn công
Miễn dịch là khả năng của cơ thể nhận ra, trung hòa và loại bỏ các yếu tố lạ (gọi là kháng nguyên) bằng hàng loạt các biện pháp: Thực bào, sinh kháng thể, sinh các hóa chất có hoạt tính sinh học... Ở cơ thể con người, đáp ứng miễn dịch có thể chia làm hai loại: Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được. Hai loại này có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong trách nhiệm bảo vệ cơ thể chống đỡ với các tác nhân bất lợi.
1.1. Miễn dịch tự nhiên (Hay miễn dịch không đặc hiệu)
1.1.1. Khái niệm
Miễn dịch tự nhiên là khả năng tự bảo vệ của cơ thể có sẵn ngay từ khi mới sinh ra mà khơng cần phải có sự tiếp xúc trước giữa cơ thể với kháng nguyên. Miễn dịch tự nhiên có tác dụng với khá nhiều yếu tố gây bệnh, giúp cơ thể trẻ em sớm chống đỡ được với các yếu tố khắc nghiệt đầu đời.
1.1.2. Các hàng rào của đáp ứng miễn dịch tự nhiên
- Hàng rào vật lý: Da và niêm mạc có tác dụng ngăn cách nội môi với ngoại cảnh. Một số niêm mạc (mắt, miệng, đường tiết niệu...) thường xuyên được rửa sạch bởi các dịch tiết lỗng. Niêm mạc đường hơ hấp có các vi nhung mao ln rung động đẩy dần dị vật ra không cho vào phế nang, và đẩy chúng ra ngoài bằng phản xạ ho và hắt hơi.
- Hàng rào hóa học: Trên da nhờ có các chất tiết như Acid Lactic, Acid béo của mồ hôi và tuyến mỡ dưới da mà các vi khuẩn bị kìm hãm phát triển, hạn chế sự xâm nhập vào cơ thể. Tại niêm mạc, chất nhầy che chở bề mặt cũng có các hóa chất có chức năng ngăn chặn vi khuẩn, vi rut
- Hàng rào tế bào: Đây là hàng rào quan trọng và phức tạp nhất. Trong tổ chức và trong máu có nhiều tế bào có chức năng thực bào (bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực
143 bào). Q trình thực bào tóm tắt được chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn gắn: Các vật lạ khi gặp tế bào thực bào sẽ dính vào màng tế bào nhờ các Receptor bề mặt.
+ Giai đoạn nuốt: Màng tế bào bị lõm vào, nguyên sinh chất tạo các chân giả bao lấy vật lạ, rồi đóng kín lại theo hướng vào trong nguyên sinh chất tạo thành "Hốc thực bào" (Phagosom).
+ Giai đoạn tiêu: Các hạt Lysosom tiến đến gần các hốc thực bào và xảy ra hiện tượng hòa màng: màng Lysosom và màng "Hốc thực bào" hịa làm một tạo thành khơng bào tiêu hóa. Các chất có trong Lysosom sẽ tiêu diệt đối tượng thực bào nhờ các enzym đặc hiệu và rất phong phú của mình. Khơng chỉ dừng ở đây, các tế bào thực bào cịn có khả năng trình diện Kháng nguyên cho các tế bào có thẩm quyền miễn dịch, chính thức phát động miễn dịch đặc hiệu.
Trong máu cịn có tế bào NK - là một loại tế bào có nguồn gốc từ tủy xương có khả năng giết tự nhiên, có vai trị quan trọng trong việc phát hiện và tiêu diệt các tế bào của khối u và tế bào chứa Virus.
- Hàng rào thể chất: Là tổng hợp tất cả các đặc điểm hình thái và chức năng của cơ thể. Những đặc điểm này khá bền vững, có tính di truyền, quyết định tính phản ứng của cơ thể trước những yếu tố xâm nhập. Chính hàng rào này tạo nên sự khác nhau giữa loài này với loài khác, giữa cơ thể này với cơ thể khác. Tuy có yếu tố di truyền, nhưng vấn đề ni dưỡng, tập luyện thể dục thể thao, phịng tránh bệnh cũng có vai trị quan trọng giúp tăng cường chức năng của hàng rào này.
1.2. Miễn dịch thu được (Hay miễn dịch đặc hiệu)
1.2.1. Khái niệm
Miễn dịch thu được là trạng thái miễn dịch xuất hiện khi cơ thể đó tiếp xúc với Kháng nguyên bằng đường chủ động, hay ngẫu nhiên trong đời sống. Kháng nguyên kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể sinh ra Kháng thể đặc hiệu kết hợp được với Kháng nguyên tương ứng. Miễn dịch thu được thuộc loại này chỉ có tác dụng với một số yếu tố nhất định.
1.2.2. Hai hình thức đáp ứng miễn dịch thu được: (Sẽ học ở phần Kháng thể)
- Đáp ứng miễn dịch dịch thể (KT hòa tan trong dịch cơ thể). - Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào (KT trên tế bào đích)
1.2.3. Những đặc điểm của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
- Tính đặc hiệu: Kháng thể được sinh ra kết hợp đặc hiệu với một Kháng ngun nhất định ví như chìa khóa với ổ khóa. Nhưng đơi khi, cũng có phản ứng chéo với KN có cấu trúc tương tự như KN đặc hiệu nhưng yếu hơn.
- Tính đa dạng: Trong tự nhiên có rất nhiều KN khác nhau, nhưng cơ thể vẫn có thể sản xuất ra đủ KT tương ứng.
- Trí nhớ: Khi KN vào lần đầu, nó được các đại thực bào phân hủy thành các “Siêu kháng nguyên” để trình diện cho Lympho bào. Các Lympho được kích thích sẽ có khả năng sinh ra kháng thể. Đặc biệt bản sao gen cấu trúc ra Protein Kháng thể đó được lưu giữ trong
144
một loại Lympho bào gọi là các tế bào ghi nhớ. Khi Kháng nguyên vào lần sau sẽ kích thích loại tế bào này sản sinh KT với số lượng nhiều và nhanh hơn so với KN vào lần đầu.
- Sự điều hòa: Hệ thống miễn dịch tự điều hịa thơng qua các thông tin do tế bào tiết ra từ tế bào Lympho T điều hòa (Th) , tạo nên một mạng lưới phức tạp. Khi có rối loạn sẽ sinh ra tình trạng bệnh lý.
- Khả năng phân biệt cái lạ: Đó là khả năng tuyệt vời của đáp ứng miễn dịch, giúp cơ thể bảo toàn cơ thể và lồi giống. Nó chỉ dung nạp cái giống mình, loại bỏ cái khác mình.
1.2.4. Phân loại miễn dịch đặc hiệu
Chia làm 2 loại
- Miễn dịch chủ động: Cơ thể tự sinh ra KT khi có sự kích thích của KN. Dựa vào cách KN vào cơ thể chia 2 loại:
+ Miễn dịch chủ động tự nhiên: Miễn dịch có được khi vơ tình tiếp xúc với KN. + Miễn dịch chủ động thu được: Miễn dịch có được khi chủ động đưa KN vào cơ thể. - Miễn dịch thụ động: Kháng thể có được do đưa từ ngồi vào, khơng do chính bản thân cơ thể sản xuất ra. Dựa vào cách KT vào cơ thể chia 2 loại:
+ Miễn dịch thụ động tự nhiên: KT được truyền tự nhiên từ cơ thể này sang cơ thể khác (mẹ truyền cho con qua rau thai hoặc qua sữa).
+ Miễn dịch thụ động thu được: KT được chủ động đưa vào cơ thể (tiêm huyết thanh có KT để phịng và chữa bệnh).