1.1. Cân bằng thân nhiệt
Ở người, thân nhiệt luôn hằng định ở mức xấp xỉ 370C, trong khi nhiệt độ môi trường ln thay đổi. Các phản ứng sinh hóa xảy ra trong cơ thể đều sinh nhiệt. Quá trình lao động, đặc biệt là hoạt động cơ bắp cũng giải phóng năng lượng dạng nhiệt, làm thay đổi thân nhiệt. Để duy trì thân nhiệt, cần có sự cân bằng giữa hai quá trình đối lập nhau:
- Q trình sinh nhiệt (Cịn gọi là điều hịa hóa học): Nhiệt sinh ra do chuyển hóa các chất tạo nên và đặc biệt tăng cao lên trong quá trình vận cơ.
- Q trình thải nhiệt (Cịn gọi là điều hịa vật lý): Phụ thuộc vào các phương thức thải nhiệt. Phần lớn nhiệt được thải bằng cách truyền nhiệt và bay hơi nước, hai cách này phụ thuộc rất nhiều vào mơi trường. Cịn một phần nhỏ nhiệt mất qua hơi thở, qua phân, nước tiểu và phải hâm nóng thức ăn, nước uống khi đưa vào cơ thể. Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ cơ thể, thì truyền nhiệt và bay hơi nước là quan trọng, nhưng khi nhiệt độ bên ngồi cao hơn thì thải nhiệt qua da và mồ hôi lại rất quan trọng.
1.2. Trung tâm điều hịa thân nhiệt
Bình thường hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt cân bằng nhau. Điều hòa sự cân bằng này là do trung tâm điều nhiệt nằm ở vùng dưới đồi (Hypothalamus – trung não) gồm hai bộ phận hoạt động đối lập nhau: Vùng điều hòa sinh nhiệt và vùng điều hòa thải nhiệt. Vai trò của trung tâm này khác nhau giữa động vật ổn nhiệt và động vật biến nhiệt. Khi có một lý do nào đó làm mất cân bằng hai quá trình này sẽ gây rối loạn thân nhiệt.