3.1. Định nghĩa
Kháng ngun là chất có khả năng kích thích cơ thể sinh vật sinh ra chất chống lại nó - Kháng thể đặc hiệu. Tính đặc hiệu thể hiện là Kháng ngun nào thì Kháng thể đó.
3.2. Đặc tính của Kháng nguyên
Một chất có thể là Kháng nguyên đối với cơ thể này, nhưng không là Kháng nguyên với cơ thể khác. Điều này phụ thuộc vào tính phản ứng của cơ thể sinh vật tiếp nhận Kháng nguyên. Một chất để trở thành Kháng nguyên cần có các tính chất và điều kiện sau:
- Tính lạ: Kháng nguyên của loài càng xa lồi sinh vật nhận thì tính Kháng càng mạnh. Điều đó có nói lên rằng: Kháng nguyên là những vật chất mang trên mình những thơng tin ngoại lai. Kháng ngun khác lồi gọi là dị Kháng nguyên, Kháng nguyên cùng loài gọi là đồng Kháng nguyên. Trên cùng một lồi, cịn phân biệt Kháng ngun dị gen và Kháng nguyên đồng gen (anh em sinh đôi cùng trứng). Trong một số trường hợp bệnh lý, do tác động của một số yếu tố làm biến đổi Protein trong cơ thể, khi đó nó trở thành Kháng nguyên tự thân. Khi đó cơ thể sẽ sinh Kháng thể tự thân - Gặp trong bệnh tự miễn.
- Trọng lượng phân tử cao: Kháng nguyên có trọng lượng phân tử càng cao thì tính Kháng ngun càng cao, đó là Kháng ngun hồn tồn. Những chất có kích thước nhỏ bình thường khơng có tính Kháng ngun, khi gắn với chất khác (Protein, Paraphin...) có thể kích thích cơ thể sinh Kháng thể, được gọi là Kháng ngun khơng hồn tồn.
- Có các nhóm chức quyết định: Tính đặc hiệu của Kháng nguyên là do cấu trúc bề mặt quyết định, các nhóm hóa chức tạo thành các nhóm quyết định có tính đặc hiệu cho Kháng ngun. Protein là chất có đủ các tiêu chuẩn này, do đó nó có tính Kháng ngun mạnh.
- Kháng nguyên phải là những chất cơ thể tiêu được, nhưng phải tồn tại lâu trong cơ thể (tuần, tháng,). Các Đại thực bào phân hủy Kháng nguyên, biến chúng thành các ”Siêu Kháng ngun”, sau đó trình diện cho các tế bào lympho B và lympho T là các tế bào có thẩm quyền miễn dịch. Các tế bào này hoạt hóa trở thành các tế bào sinh Kháng thể. Một số
148
tế bào chuyển dạng thành tế bào có trí nhớ miễn dịch với Kháng ngun đó. Đây là đặc tính quan trọng của đáp ứng miễn dịch, là cơ sở khoa học trong tiêm Vacine phòng bệnh.
3.3. Số phận của Kháng nguyên:
Kháng nguyên đưa vào cơ thể bằng bất cứ đường nào, cũng được chuyển vào máu, rồi đến các cơ quan miễn dịch, trình diện cho các tế bào miễn dịch. Vào cơ thể Kháng nguyên chuyển hóa qua 4 giai đoạn:
- Kháng nguyên hòa tan trong máu (từ 10 đến 15 phút) - Kháng nguyên khuếch tán ra khoảng gian bào.
- Kháng nguyên giáng hóa từ từ (bị Đại thực bào và chuyển thành các siêu Kháng nguyên).
- Kháng nguyên biến mất, Kháng thể bắt đầu xuất hiện.
3.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới tính sinh Kháng thể của Kháng nguyên
Khơng kể tính phản ứng của vật chủ, có thêm 3 yếu tố ảnh hưởng tới tính sinh Kháng thể của Kháng nguyên:
- Liều lượng: Trong tiêm chủng người ta thấy tiêm liều nhỏ, nhiều lần tốt hơn tiêm liều lớn 1 lần. Nếu đưa liều quá nhỏ hoặc q lớn thì khơng sinh Kháng thể, gọi là tê liệt miễn dịch hay dung thứ miễn dịch..
- Đường vào của Kháng nguyên: Có những Kháng nguyên có thể đưa vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau vẫn kích thích cơ thể sinh Kháng thể, có những Kháng nguyên phải đưa bằng một đường nhất định mới kích thích cơ thể sinh Kháng thể.
- Vai trị của tá chất: Tính Kháng ngun của một chất có thể được tăng cường khi
kết hợp với một tá chất nhất định. Tá chất là chất được cho thêm vào cùng với Kháng nguyên làm tăng kích thước Kháng nguyên, kéo dài thời gian tồn tại của Kháng nguyên (ví dụ: Paraphin).
Chính vì thế trong cơng tác tiêm chủng, ta cần tuân thủ đúng nguyên tắc, đúng liều lượng, đúng đường đưa Kháng nguyên vào.