Đáp ứng miễn dịch là một quá trình bảo vệ vô cùng quan trọng của cơ thể sống, là sự phối kết hợp của nhiều cơ quan, tổ chức và tế bào khác nhau trong cơ thể. Có nguồn gốc từ tủy xương, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch được biệt hóa tại các cơ quan miễn dịch, theo dòng tuần hoàn đi khắp cơ thể, tham gia bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
2.1. Các cơ quan Lympho (Cơ quan miễn dịch) 2.1.1. Cơ quan Lympho trung ương
2.1.1.1. Tủy xương
Là nơi sinh ra các tế bào gốc đa năng, tiền thân của các tế bào có thẩm quyền miễn dịch và các tế bào máu khác. Khi tủy xương bị tổn thương (nhiễm xạ, nhiễm hóa chất...) thì bị suy tủy xương làm giảm, mất khả năng sinh các tế bào máu cũng như các tế bào miễn dịch.
2.1.1.2. Tuyến ức (Thymus)
Tuyến ức là nơi huấn luyện, phân chia và biệt hóa các tế bào Lympho T có vai trò hết sức quan trọng trong miễn dịch. Tế bào Lympho T tại đây được chọn lọc kỹ, chết đi tới trên 90% tại vùng vỏ của tuyến, chỉ còn lại số ít tế bào Lympho T trưởng thành vào vùng tủy của tuyến. Người ta cho rằng: Do tiếp xúc với kháng nguyên bản thân từ rất sớm gây lên hiện tượng này. Điều này là may mắn, vì con người ít mắc các bệnh tự miễn, và số lượng các bệnh tự miễn cũng ít hơn nhiều so với các bệnh lý khác. Tuyến ức ở tuổi già teo nhỏ, đây là có thể là một trong các cơ sở giải thích khả năng bảo vệ cơ thể ở tuổi già dần kém đi.
2.1.1.3. Bursa Fabricius (Túi Fabricius)
Túi này chỉ có ở loài chim, nằm ở gần ổ nhớp. Nếu tuyến này bị phá bỏ, thì giảm
145
dòng tế bào Lympho B và ĐƯMD dịch thể giảm. Ở người, cơ quan tương ứng với Bursa Fabricius chưa được xỏc định rừ ràng, cú một số ý kiến cho rằng đú là cỏc mảng bạch huyết ở dưới niêm mạc đường tiêu hóa (mảng Peyer). Ngày nay, người ta đã chứng minh tế bào Lympho B đã một phần biệt hóa ngay ở tủy xương.
2.1.2. Cơ quan Lympho ngoại vi 2.1.2.1. Hạch Lympho
Nằm rải rác trên đường đi của mạch bạch huyết, thường tập trung thành đám hạch, tại nơi giao nhau của mạch như ở cổ, nách, bẹn...Mỗi hạch Lympho có nhiều thùy, mỗi thùy có những vùng biệt hóa và lưu trữ các dòng tế bào Lympho B, Lympho T, tương bào và đại thực bào. Hạch Lympho được coi như một cái lọc đối với các phần tử lạ, và là nơi xử lý với Kháng nguyên (KN). Sau khi tiếp xúc với KN được 4 – 5 ngày, tế bào ở hạch đó được hoạt hóa, rời hạnh đi nơi khác theo đường bạch huyết làm cho đáp ứng miễn dịch lan rộng ra toàn cơ thể.
Hình 3.1. Cấu trúc hạch Lympho 2.1.2.2. Lách
Ngoài nhiệm vụ lọc và dự trữ máu cho cơ thể, lách là nơi tập trung KN, nhất là những KN vào qua đường máu. Ở lách cũng có sẵn rất nhiều các Đại thực bào sẵn sàng bắt giữ mọi Kháng nguyên. Sau khi bị Đại thực bào xử lý, được cố định trong các khoang tủy đỏ rồi vào tủy trắng là nơi có nhiều nang Lympho. Tại đó, chúng kích thích các tế bào Lympho phân chia, biệt hóa thành tương bào có khả năng sinh ra Kháng thể. Tế bào Lympho vào lách, hay đi khỏi lách đều bằng đường máu.
2.1.2.3. Mô Lympho không có vỏ bọc
Các mô Lympho này không có vỏ liên kết bao bọc, chúng nằm rải rác ở niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu…Đây thực sự là những trạm gác bảo vệ tại chỗ, ngăn chặn tác nhân xâm nhập. Trên lâm sàng hay bắt gặp các mô này có phản ứng viêm khi có tác
146 nhân xâm nhập
Hình 3.2. Các cơ quan tham gia miễn dịch 2.2. Các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch
2.2.1. Tế bào Lympho T
Các tế bào được sinh ra từ tủy xương, theo máu đến tuyến ức. Tại đây, nó được phân chia biệt hóa thành 3 loại tế bào Lympho T có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch.
Chức năng của tế bào Lympho T: Tc Gây độc qua trung gian tế bào bằng cách sinh ra kháng thể tế bào, tham gia vào phản ứng quá mẫn chậm, Th hỗ trợ biệt hóa tế bào Lympho B tham gia điều hòa miễn dịch. Trong hoạt động đáp ứng miễn dịch có loại chuyển thành tế bào có khả năng nhớ có vai trò quan trọng cho đáp ứng miễn dịch về sau.
2.2.2. Tế bào Lympho B
Cũng có nguồn gốc từ tủy xương, di chuyển về các nang bạch huyết biệt hóa dần thành tế bào Lympho B. Với sợ hỗ trợ của tế bào Lympho T(Th). Khi có Kháng nguyên kích thích, chúng biệt hóa thành tương bào có khả năng sản xuất Kháng thể dịch thể (gồm 5 loại Globulin miễn dịch). Do đó, tế bào Lympho B tham gia đáp ứng miễn dịch dịch thể.
2.2.3. Tế bào giết tự nhiên (NK)
NK là một tiểu quần thể tế bào có khả năng phát hiện và tiêu diệt một số tế bào đích:
Tế bào khối u, tế bào vật chủ chứa Virus. Vì vậy, nó có vai trò quan trọng giúp cơ thể tránh khối u, chống Virus.
2.3.4. Bạch cầu đa nhân trung tính
BCTT: Còn gọi là các tiểu thực bào, có vai trò quan trọng trong tiêu diệt vi khuẩn.
Một BCTT có khả năng diệt tới 10 vi khuẩn, chúng có khả năng sinh sản nhanh khi có các yếu tố hấp dẫn Bạch cầu do các Đại thực bào tiết ra khi thực bào vi khuẩn xâm nhập. Khi chết đi chúng trở thành đối tượng thực bào của Đại thực bào. Đây cũng là các tế bào có khả năng trình diện Kháng nguyên.
2.2.6. Bạch cầu ái kiềm và dưỡng bào (Mastocyt)
Hai tế bào này trong bào tương chứa các hạt đặc hiệu, là các chất hóa học có hoạt tính sinh học rất cao: Histamin, Serotonin, Heparin...Trên bề mặt của tế bào thường có gắn Kháng thể loại IgE. Khi có Kháng nguyên xâm nhập, phản ứng kết hợp Kháng nguyên Kháng thể trên bề mặt tế bào, gây vỡ tế bào và giải phóng các hóa chất. Các hóa chất đó gây
147
hiệu ứng trên một số cơ quan của cơ thể, đặc biệt là gây tổn thương tăng tính thấm thành mạch. Khi vỡ nhiều, các chất đó có thể gây tác động tới toàn thân. Vì vậy, nó có vai trò quan trọng trong sốc phản vệ và dị ứng.
2.2.7. Bạch cầu ái toan (BCAT)
Trong bào tương loại tế bào nàychứa các chất đối lập với bạch cầu ái kiềm, do đó nó có vai trò trung hòa các chất do BCAK, dưỡng bào tiết ra. Ngoài ra còn có khả năng thực bào một số ấu trùng ký sinh trùng khi nó được gắn với Kháng thể đặc hiệu. Do đó nó có vai trò giúp cơ thể chống nhiễm Ký sinh trùng.
2.2.8. Tiểu cầu
Về phương diện miễn dịch, Tiểu cầu có vai trò hiệu ứng. Các phức hợp miễn dịch, các kháng thể, kích thích hoạt hóa tiểu cầu, ngưng tụ tiểu cầu, tập chung bổ thể vì trên mặt tiểu cầu rất nhiều bổ thể. Bổ thể hoạt hóa, lại tham gia vào các phản ứng miễn dịch, làm đáp ứng miễn dịch lan rộng
3. KHÁNG NGUYÊN