4.1. Định nghĩa
Kháng thể là những Protein được tế bào Lympho B và T sinh ra khi có sự kích thích của Kháng nguyên.
4.2. Đặc tính của kháng thể
Có hai đặc tính:
- Kết hợp đặc hiệu với Kháng nguyên tương ứng theo kiểu ngàm – đố (chìa khóa với ổ khóa):
KN + KT = Phức hợp KN – KT
Ứng dụng: Tiêm phòng, điều trị bằng huyết thanh, giúp cơ thể có ngay KT đủ lớn để trung hịa KN, làm mất độc lực của KN, khơng cho Kháng nguyên phát tác gây bệnh
- Có tính Kháng ngun: Do Kháng thể là những Protein của một cơ thể sống, nó khác hẳn nhưng Protein của các cơ thể khác, và như thế nó có tính Kháng ngun. Kháng thể được sinh ra ở cơ thể thứ nhất, khi tiêm vào cơ thể thứ hai thì có khả năng kích thích cơ
149 thể thứ hai sinh ra Kháng thể chống lại nó.
Ứng dụng: Sản xuất ra Kháng thể chống Kháng thể để điều trị những trường hợp phản ứng KN - KT quá mạnh mẽ.
4.3. Phân loại Kháng thể
Có 2 loại Kháng thể thu được nhờ 2 cách đáp ứng miễn dịch:
4.3.1. Kháng thể dịch thể và đáp ứng miễn dịch dịch thể
- Có một số loại Kháng nguyên khi vào cơ thể kích thích cơ thể sản xuất Kháng thể dịch thể. Dưới sự kích thích của một số “Siêu Kháng nguyên” ngay sau khi tiếp xúc lần đầu tiên, dịng tế bào Lympho B bị kích thích, chúng biệt hóa trở thành tương bào có khả năng sinh ra Kháng thể. Kháng thể này hòa tan trong huyết thanh, gọi là Kháng thể dịch thể. Đó là những Protein huyết thanh thuộc loại Globulin (Ig = Immunoglobulin), có 5 loại: IgA, IgD, IgE, IgG, IgM. Riêng IgE sau khi được sinh ra chúng hòa tan trong máu và nhanh chúng tìm đến gắn trên bề mặt tế bào Mast (Dưỡng bào) và Bạch cầu ái kiềm, còn gọi là Kháng thể ái tế bào. Còn các loại khác lưu hành tự do trong máu.
4.3.2. Kháng thể tế bào và đáp ứng MD qua trung gian tế bào
Đối với một số Kháng nguyên, thường là Kháng nguyên tổ chức hay một số vi khuẩn (trực khuẩn lao), khi vào cơ thể kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch bằng cách sinh ra Kháng thể tế bào. Tế bào Lympho T dưới tác động của một số “Siêu kháng nguyên”, chúng có khả năng sinh ra Kháng thể đặc hiệu, Kháng thể này gắn ngay trên bề mặt tế bào sinh ra nó. Vì vậy, nên Kháng thể tế bào cịn gọi là Kháng thể cố định. Khi có Kháng nguyên đi vào, Kháng thể đó kết hợp với Kháng nguyên ngay trên bề mặt tế bào, khi đó tế bào được kích thích sinh ra các Lymphokin, yếu tố kích thích Đại thực bào. Các yếu tố này có vai trị trong phản ứng quá mẫn muộn.
Tế bào Lympho T và B là những tế bào có thẩm quyền miễn dịch, ngồi sản xuất ra KT chống lại KN nào đó, chúng cịn có khả năng lưu giữ thơng tin bởi những tế bào nhớ, khi KN vào lần sau, chúng đó có sẵn khn mẫu do đó sản xuất ra KT rất nhanh chóng. Nếu Kháng nguyên vào lần đầu, Kháng thể xuất hiện trong máu từ ngày thứ 3 – 4 sau khi tiêm KN, tăng cao nhất vào khoảng ngày thứ 10-14, sau đó giảm dần tùy loại Kháng thể. Có loại có thể mất hẳn, có loại tuy hiệu giá giảm nhưng khơng mất hồn toàn (VD: Kháng thể sởi). Nếu được tiêm nhắc lại chỉ cần 6-8 giờ khi Kháng nguyên đi vào, các tế bào nhớ đã hoạt hóa thành các tế bào sinh Kháng thể , KT được sản xuất nhanh và nhiều hơn so với đáp ứng lần đầu. Chính vì thế, nhằm duy trì khả năng miễn dịch nên tiêm nhắc lại.
4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp Kháng thể
Ngoài những yếu tố thuộc về Kháng nguyên kể trên (liều lượng, đường vào, tá chất), cịn có những yếu tố sau đây ảnh hưởng tới việc sinh tổng hợp Kháng thể:
- Phản ứng thứ phát (hồi tưởng hay nhớ): Tiêm nhắc lại Kháng nguyên nhiều lần thì tỷ lệ Kháng thể tăng nhanh và nhiều.
- Mẫn cảm với nhiều kháng nguyên: Nếu tiêm nhiều kháng nguyên đồng thời, thì nhiều loại kháng thể tương ứng cũng đồng thời được tạo ra với mức độ ngang bằng hoặc nhiều hơn khi tiêm riêng kháng nguyên từng loại. Hệ thống miễn dịch cũng có khả năng đáp
150 ứng với mọi kháng nguyên.
Hình 3.3. Đáp ứng miễn dịch trong tiêm chủng
- Dinh dưỡng và thần kinh nội tiết: Sự tổng hợp Protid nói chung và Kháng thể nói riêng bị giảm sút khi thiếu Protid. Trong thực nghiệm, thiếu Vitamin B và Vitamin C cũng giảm sinh Kháng thể.
- Tính phản ứng của sinh vật quyết định sự hình thành Kháng thể nhiều hay ít, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu. Nói đến phản ứng tính có nghĩa là nói đến thần kinh, nội tiết, di truyền…
- Những yếu tố bên ngoài: Những thuốc chống ung thư như thuốc chống phân bào, tia phóng xạ… đều ức chế miễn dịch, giảm tổng hợp Kháng thể.