1.1. Định nghĩa
Viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ thể, mà nền tảng của nó là phản ứng tế bào. Phản ứng này hình thành và phát triển phức tạp dần trong q trình tiến hóa của sinh vật.
1.2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây viêm, có thể xếp làm 2 nhóm:
1.2.1. Nguyên nhân bên ngồi: Có rất nhiều ngun nhân gây viêm:
- Do sinh vật: Hay gặp nhất là vi khuẩn (nhất là vi khuẩn sinh mủ), virus, ký sinh vật như amíp gây áp xe gan, nấm.v.v.
- Do cơ giới: Chấn thương, sây sát.
- Do vật lý – hóa học: Nhiệt độ (gây bỏng nóng, lạnh), tia xạ, tia cực tím, hồng ngoại, các bức xạ ion hóa, acid, kiềm, muối...
1.2.2. Nguyên nhân bên trong
Các yếu tố bên trong cơ thể cũng có thể gây viêm như: Hoại tử tổ chức, xuất huyết, tắc mạch, rối loạn thần kinh dinh dưỡng (liệt). Ngồi ra, viêm có thể được tạo ra bởi phản ứng kết hợp KN – KT như trong các bệnh tự miễn.
Tuy phân ra làm hai loại nguyên nhân như vậy, nhưng trong thực tế nhiều trường hợp rất khó phân biệt, vì các ngun nhân bên ngồi thường kèm theo các biến đổi, các biến đổi ấy lại tạo ra các nguyên nhân bên trong.
1.3. Phân loại viêm: Có nhiều cách phân loại:
- Theo nguyên nhân: Viêm nhiễm trùng và viêm vô trùng.
- Theo vị trí: Viêm nơng, viêm sâu, hoặc viêm bên ngồi, viêm bên trong. - Theo thành phần dịch rỉ viêm: Viêm thanh dịch, viêm tơ huyết, viêm mủ.
- Theo tính chất: Viêm đặc hiệu và viêm khơng đặc hiệu. Viêm khơng đặc hiệu thường là viêm cấp, cịn viêm đặc hiệu thường là viêm mạn. Viêm đặc hiệu là viêm do hậu quả của phản ứng kết hợp KN – KT.