3.1. Bệnh loạn Globulin miễn dịch
Loạn Globulin miễn dịch là tình trạng cơ thể sản xuất ra một loại Globulin bất thường khơng có khả năng miễn dịch. Bệnh hay gặp ở người già, người có đột biến gen cấu trúc của loại globulin đó.
3.2. Bệnh tự miễn
Cơ thể tăng sản xuất tự kháng thể để phản ứng chống lại một hay nhiều tổ chức nào đó của chính mình. Hay gặp trong các bệnh: Thiếu máu tan huyết giảm tiểu cầu (do có tự kháng thể chống hồng cầu, tiểu cầu), bệnh ban đỏ hệ thống (tự kháng thể chống AND),
161
viêm tinh hồn vơ trùng, viêm nhân mắt, viêm khớp dạng thấp, viêm não… điển hình là viêm tuyến giáp tự miễn với kháng thể kháng giáp. Các bệnh này chịu ảnh hưởng tốt của các loại thuốc ức chế miễn dịch.
Cơ chế bệnh sinh: Có thể gặp một trong những trường hợp sau:
- Một số tổ chức của cơ thể (nhân mắt, tinh hồn…), bình thường ít hoặc chưa tiếp xúc với hệ thống miễn dịch của máu (các tổ chức này nuôi dưỡng bằng cách thẩm thấu). Khi bị chấn thương, các tổ chức này tiếp xúc với máu trở. Các tế bào miễn dịch coi các chất này là lạ, gây mẫn cảm, sinh tự kháng thể gây tổn thương cả phần còn lại. VD: trong bệnh nhãn giao đồng cảm, khi có bị chấn thương mắt làm thủy tinh thể tiếp xúc với máu. Cơ thể sinh kháng thể kháng nhân mắt gây tổn thương cả nhân mắt bên lành. Vì vậy, cần bỏ sớm mắt tổn thương, để bảo vệ mắt lành.
- Sau nhiễm xạ, nhiễm các chất hóa học, sinh học, một số thành phần cấu tạo của cơ thể trở thành lạ, cơ thể sinh ra kháng thể chống lại chúng.
- Kháng nguyên có cấu trúc tương tự như một thành phần cấu tạo nên tổ chức của bản thân, kháng thể sinh ra vừa chống lại tổ chức của cơ thể. VD: Kháng nguyên của liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A có cấu trúc tương tự như Glycoprotein của van tim, màng khớp. Kháng thể sinh ra vừa chống lại kháng nguyên, vừa làm tổn thương van tim và màng khớp. Đây chính là cơ chế bệnh sinh trong bệnh thấp tim
Kết luận: Đáp ứng miễn dịch là một loại phản ứng bảo vệ nhằm duy trì sự hằng định
của nội môi. Khi đáp ứng miễn dịch quá mức, hoặc suy yếu, hoặc sai lệch thì khơng cịn tác dụng bảo vệ cơ thể nữa, mà chuyển sang trạng thái miễn dịch bệnh lý. Trong mỗi trường hợp cụ thể, có khi chúng ta phải kìm hãm tốc độ phản ứng (q mẫn), có khi phải duy trì phản ứng. Những trường hợp sai lạc miễn dịch cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để can thiệp kịp thời. Có trường hợp phải duy trì biện pháp điều trị dự phịng (thấp tim...)
Tự lượng giá.
Câu 1: Mô tả sốc phản vệ do Penicillin, cơ chế và cách xử trí
Câu 2: Mơ tả sốc do truyền nhầm nhóm máu, cơ chế bệnh sinh và những điều lưu ý của điều dưỡng khi thực hiện truyền máu cho người bệnh.
Câu 3: Trình bày cơ chế bệnh sinh của quá mẫn typ 3.
162
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Nguyễn Ngọc Lanh, Vũ Triệu An, Phan Thị Phi Phi, Văn Đình Hoa, Phan Thị Thu Anh, Trần Thị Chính, Vũ Dương Quí (1997) “Miễn dịch học” - Nhà xuất bản Y học Chính, Vũ Dương Quí (1997) “Miễn dịch học” - Nhà xuất bản Y học
2. Văn Đình Hoa, Nguyễn Ngọc Lanh (2007) “Sinh lý bệnh và miễn dịch” - Nhà xuất bản Y học. 3. Trường Đại học Y Hà Nội - Bộ môn Miễn dịch - Sinh lý bệnh (2008) “Sinh lý bệnh học” - NXB