4.1. Ảnh hưởng của cơ thể đối với phản ứng viêm
4.1.1. Ảnh hưởng của trạng thái thần kinh
Trạng thái thần kinh cũng ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát sinh, phát triển của viêm. Nếu thần kinh ở trạng thái ức chế thì phản ứng viêm yếu, người già phản ứng viêm yếu hơn người trẻ, khi phong bế thần kinh, gây mê hoặc tiêm Mocphin phản ứng viêm giảm rõ. Trạng thái thần kinh cũng ảnh hưởng rõ rệt đến việc tiết dịch rỉ viêm và hiện tượng thực bào: Nếu gây mê, dịch rỉ viêm giảm rõ, thuốc ngủ làm giảm thực bào, Cafein làm tăng thực bào.
Chính vì thế, chăm sóc về tinh thần, làm giảm bớt lo âu cho người bệnh, cũng là một trong các công việc của người Điều dưỡng có tác động tích cực tới phản ứng viêm trong chăm sóc người bệnh có viêm.
4.1.2. Ảnh hưởng của nội tiết
Các chất nội tiết có ảnh hưởng nhiều đến phản ứng viêm, nhất là nội tiết tố thượng thận. Ảnh hưởng của nội tiết có hai loại:
- Loại làm tăng phản ứng viêm: Nội tiết tố tăng trưởng (STH) và Aldosteron có tác dụng làm tăng tính thấm mạch.
- Loại làm giảm phản ứng viêm: Các nội tiết tố thượng thận (Cortison, Hydrocortison) làm ức chế dịch rỉ viêm, ức chế bạch cầu thoát mạch và thực bào, làm chậm liền sẹo. Các nội tiết này còn làm ổn định màng Lysosom, do đó làm giảm hoạt tính enzym tiêu Protein, Glucid, Lypid tại ổ viêm. Vì vậy, trong điều trị viêm dị ứng thường dùng thuốc nhóm Corticoid. Các trường hợp viêm khác thì khơng nên dùng loại này (vì làm giảm viêm), trừ khi các biểu hiện bệnh quá nặng.
4.1.3. Ảnh hưởng của hệ liên võng
Đây là nơi có các tế bào có chức năng sinh kháng thể chống lại yếu tố gây viêm, tăng sinh tế bào thực bào làm nhiệm vụ dọn sạch ổ viêm, tăng tân tạo mạch máu, làm chóng thành sẹo.
4.2. Phản ứng viêm ảnh hưởng đến cơ thể
Về cơ bản viêm là một phản ứng bảo vệ, nhưng viêm nặng và kéo dài cũng gây nhiều
ảnh hưởng xấu cho cơ thể cả ở tại chỗ và toàn thân.
4.2.1. Tại chỗ
Phản ứng viêm gây đau, gây hang hốc (viêm lao), gây tắc thở (bạch hầu), gây dính (viêm ruột thừa mủ), gây tắc mạch (viêm nội tâm mạc). Tùy từng trường hợp cụ thể, ĐDV cần có kế hoạch theo dõi và chăm sóc cụ thể nhằm hạn chế viêm lan rộng.
4.2.2. Toàn thân
Sớm nhất là các rối loạn thần kinh (như mỏi mệt), rồi đến các rối loạn tiêu hóa, tiết niệu, tuần hồn, thân nhiệt. Những thay đổi về máu, nhất là về số lượng và thành phần của bạch cầu, nồng độ Protein huyết tương, tốc độ lắng máu, rối loạn chuyển hóa các chất. Từ
53
những thay đổi này làm tăng phản ứng viêm, có thể xuất hiện vịng xoắn bệnh lý. Chính vì thế, ngồi chăm sóc tại chỗ, chúng ta cũng phải chăm sóc tồn thân cả về thể chất và tinh thần.
4.3. Ý nghĩa của phản ứng viêm
Nhìn chung, viêm là một phản ứng bảo vệ cơ thể, vì trong viêm có tăng tuần hồn tại chỗ, tăng chuyển hóa tạo năng lượng cho phản ứng bảo vệ cơ thể, tăng thực bào, tăng sinh kháng thể, tăng hoạt động nội tiết, tăng hoạt động của hệ liên võng, kích thích q trình thành sẹo...
Nhưng nếu viêm nặng và kéo dài, sẽ gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Các chất mới sinh có thể gây nguy hại cho sinh mạng bệnh nhân, gây rối loạn chuyển hóa, tổn thương tổ chức lan rộng, rối loạn nhiều chức năng của cơ thể. Do vậy, thầy thuốc cần giúp bệnh nhân phát huy tác dụng bảo vệ và ngăn ngừa phản ứng có hại bằng cách chống nguyên nhân gây viêm, ngăn ngừa phản ứng sốt, nhất là sốt cao kéo dài, giảm đau bằng cách phong bế thần kinh, giải phóng dịch rỉ viêm khi đủ điều kiện, đề phịng rối loạn chuyển hóa và rối loạn chức phận, chống xuất tiết, giảm tính thấm thành mạch. Thực hiện các kỹ năng chăm sóc đúng ngun tắc cũng có vai trị hạn chế các tác hại do viêm gây ra. Điều quan trọng là công tác tuyên truyền thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, trách mắc bệnh là công tác thường nhật của các cán bộ Y tế.
Tự lượng giá
1. Trình bày nguyên nhân và các cách phân loại viêm
2. Kể tên các phản ứng chính tại ổ viêm. Mơ tả phản ứng tuần hoàn và ứng dụng 3. Kể tên các phản ứng chính tại ổ viêm. Mơ tả phản ứng tế bào trong viêm 4. Trình bày hậu quả của các phản ứng chính trong viêm
5. Trình bày cơ chế và tác dụng của dịch rỉ viêm
54
Bài 7
CÁC RỐI LOẠN CƠ BẢN VỀ ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT Mục tiêu học tập
1. Phân biệt được các loại rối loạn thân nhiệt.
2. Trình bày được: Định nghĩa, nguyên nhân, các giai đoạn của sốt. 3. Trình bày ảnh hưởng của sốt đến hoạt động bình thường của cơ thể.
4. Kể các ý nghĩa của phản ứng sốt và thái độ của người thầy thuốc trước bệnh nhân sốt nhẹ và sốt cao kéo dài.
Nội dung