Suy giảm miễn dịch là trạng thái của hệ thống miễn dịch khơng hồn chỉnh tồn bộ hay từng phần (dòng T hoặc dòng B hoặc cả hai), dẫn đến đáp ứng miễn dịch không đạt yêu cầu của cơ thể.
Biểu hiện: Người suy giảm miễn dịch dễ nhiễm khuẩn, hay tái nhiễm một loại vi khuẩn, có thể dẫn đến tử vong. Suy giảm miễn dịch chia nhiều loại:
2.1. Suy giảm miễn dịch bẩm sinh
Có thể suy giảm tồn bộ (do khơng có tế bào gốc M) hay một dịng Lympho B hoặc T. Những người này thường chết trước 2 tuổi, do nhiễm trùng. Trên lâm sàng thường gặp thể hỗn hợp, trong đó giảm chức năng cả hai hệ Lympho B và T.
2.2. Suy giảm miễn dịch mắc phải
Là hậu quả của nhiều q trình bệnh lý. Có rất nhiều ngun nhân, có thể chia ra làm hai nhóm:
2.2.1. Các tác nhân gây tổn thương hệ miễn dịch
- U ác tính hệ Lympho (Leucose dịng Lympho…) - Ung thư di căn vào xương, hạch.
- Các hóa chất diệt tế bào, chống phân bào, chống chuyển hóa, các thuốc ức chế hệ miễn dịch dùng trong điều trị ung thư hay chuẩn bị ghép cơ quan.
160 - Nhiễm xạ, tia X, tia gama liều lớn.
- Nhiễm nặng một số vi khuẩn, đặc biệt là Virus như HIV. Bệnh đặc trưng bằng suy giảm đáp ứng miễn dịch tế bào nặng. Nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch tế bào là do tế
bào Lympho Th (T4+) có Receptor với HIV trên màng, HIV xâm nhập trực tiếp vào tế bào
lympho T, dẫn tới Th giảm cả số lượng lẫn chất lượng. Bệnh nhân HIV/AIDS chết do bội nhiễm kéo dài.
2.2.2. Các tác nhân làm giảm nguyên liệu tổng hợp kháng thể
Chủ yếu là các tác nhân gây suy mịn cơ thể như đói, thiếu Protein nặng, viêm thận – thận hư, bệnh đường ruột nặng, các lỗ dị mủ mãn tính làm mất Protein. Giảm Protein cũng dẫn đến giảm sinh kháng thể. Chính vì thế, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là người bị bệnh.
2.3. Suy giảm miễn dịch đặc hiệu
Suy giảm miễn dịch đặc hiệu còn gọi là dung thứ miễn dịch đặc hiệu là hiện tượng khơng có đáp ứng miễn dịch đặc hiệu đối với một loại kháng nguyên nào đó, khi đưa vào cơ thể bằng một cách nhất định (cần chú ý: Tổ chức Lympho vẫn đáp ứng một cách bình thường với các kháng nguyên khác hoặc với loại kháng nguyên đó khi đưa vào cơ thể bằng cách khác). Có thể gặp trong:
- Sinh lý tự nhiên: Do hệ thống Lympho đã tiếp xúc với kháng nguyên đó từ thời kỳ bào thai, đến khi trẻ ra đời hệ miễn dịch vẫn cứ tưởng đó là của bản thân mà khơng chống lại (cơ sở của việc tắm lá sơn cho trẻ sơ sinh, sau sẽ không bị lở sơn).
- Nhân tạo: Đưa kháng nguyên vào cơ thể cùng với biện pháp ức chế miễn dịch hoặc đưa kháng nguyên vào với liều quá thấp khơng đủ kích thích sinh kháng thể. Như vậy, trong tiêm chủng, cần phải dùng đúng liều, đúng đường. Sau tiêm chủng, các cháu thường có phản ứng sốt, đây là phản ứng bình thường, khơng được dùng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch. Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,50C.
2.4. Suy giảm miễn dịch không đặc hiệu
Suy giảm miễn dịch khơng đặc hiệu cịn gọi là dung thứ miễn dịch khơng đặc hiệu. Đó là tình trạng hệ thống miễn dịch không đáp ứng với mọi kháng nguyên. Gặp trong:
- Giảm bổ thể: Rất hay gặp, có thể bẩm sinh, hay mắc phải (suy gan, viêm thận). - Giảm chức năng thực bào của tiểu và đại thực bào, làm cho việc sử lý và trình diện kháng nguyên giảm.