Thay đổi số lượng bạch cầu trong sinh lý và bệnh lý có thể dựa vào tỷ lệ phần trăm trong công thức bạch cầu. Nhưng để đánh giá chính xác thay đổi số lượng bạch cầu, cần phải tính ra số lượng tuyệt đối.
2.1.1. Tăng bạch cầu
Tăng số lượng bạch cầu khi khi số lượng bạch cầu trên 10 G/l máu. Tăng bạch cầu là trạng thái hay gặp và có giá trị chuẩn đoán rất lớn trong lâm sàng. Tăng bạch cầu có thể mang tính chất phản ứng, có thể mang tính chất ác tính.
- Tăng bạch cầu đoạn trung tính: Có thể gặp tăng BCTT sinh lý và bệnh lý.
+ Tăng BCTT sinh lý gặp trong trường hợp xúc cảm, tăng vận cơ, sau ăn, khi mang thai, thay đổi khí hậu và độ cao. Vì vậy, các xét nghiệm về máu phải tiến hành vào buổi sáng và trước khi ăn.
+ Tăng BCTT bệnh lý gặp trong nhiễm khuẩn (nhất là trong nhiễm khuẩn cấp), sau chảy máu (tăng sinh phản ứng), bệnh ác tính của dòng bạch cầu đa nhân trung tính, thiếu 02
hoặc khi sử dụng Vaccin, Huyết thanh...
- Tăng bạch cầu đa nhân ưa Acid: Gặp trong các trường hợp dị ứng, nhiễm ký sinh trùng, bệnh ngoài da, hen, bệnh bạch cầu ác tính dòng bạch cầu đoạn ưa acid...
- Tăng bạch cầu đa nhân ưa kiềm: Trường hợp này ít gặp trên lâm sàng, có thể gặp trong bệnh bạch cầu ác tính dòng bạch cầu đoạn, dị sản tủy xương...
- Tăng bạch cầu Lympho: Trong các trường hợp kích thích sinh kháng thể như nhiễm Virus (quai bị, sởi...), đây là điểm để phân biệt nhiễm vi khuẩn và nhiễm virus. Ngoài ra tăng bạch cầu Lympho còn gặp trong nhiễm khuẩn mạn tính (lao, giang mai giai đoạn 2...), viêm gan, ung thư dòng bạch cầu Lympho...
- Tăng bạch cầu Mono: Trong nhiễm khuẩn mạn (thương hàn, lao, giang mai...), sốt rét, bệnh bạch cầu ác tính dòng bạch cầu Mono...
2.1.2. Giảm bạch cầu
Khi số lượng bạch cầu giảm dưới 5G/l máu.
- Giảm bạch cầu đoạn trung tính: Gặp trong nhiễm trùng huyết, nhiễm các vi khuẩn mạnh, lao kê, thương hàn, sốt rét. Giảm nặng trong các trường hợp nhiễm độc (Benzen, Asen, Bismuth, Sulfonamid, Thủy ngân...), sau chiếu tia xạ, sau dùng hóa chất kìm hãm phân chia hay phát triển tế bào (thuốc chống ung thư), AIDS... gây ức chế sự sinh sản bạch cầu của tủy xương.
- Giảm bạch cầu đa nhân ưa Acid: Gặp trong Stress, cơn dị ứng nặng, nhiễm trùng nặng, vô sinh dòng bạch cầu đoạn, sau dùng ACTH, Glucocorticoid.
- Giảm bạch cầu đa nhân ưa kiềm: Gặp trong cường huyết giáp, sử dụng Heparin lâu dài, sau dùng ACTH và Gucocorticoid...
73
- Giảm bạch cầu Lympho và Mono: Là trường hợp ít gặp, có thể gặp giảm bạch cầu Lympho (sốt rét, sau tiêm Cortison), giảm bạch cầu Mono (nhiễm khuẩn huyết).
2.2. Rối loạn về chất lượng bạch cầu
Thể hiện qua sự tổn thương về cấu trúc, chuyển hóa, chức năng của bạch cầu đưa đến các hình ảnh tế bào bất thường, làm mất khả năng chống nhiễm khuẩn của cơ thể. Trường hợp thay đổi chất lượng bạch cầu rừ rệt, nặng nhất và hay gặp là bệnh bạch cầu (Leucộmie).
2.3. Bệnh bạch cầu (Leucémie, Leucose)
Leucémie là bệnh ác tính của cơ quan tạo bạch cầu, bệnh thường kèm theo với tăng số lượng là hiện tượng thay đổi chất lượng bạch cầu.
2.3.1. Nguyên nhân
Đến nay người ta đã phân định được nguyên nhân của bệnh bạch cầu. Các yếu tố kích thích gây ra bệnh bạch cầu có thể là:
- Tia xạ: Khi chiếu tia xạ (tia X hoặc tia ) nhiều lần (đặc biệt ở vùng xương).
- Nhiễm các hóa chất: Benzen, Asen, Hydrocarbua, Amin thơm.
- Virus: làm biến đổi nhân tế bào gây đột biến và tác động vào gen cấu trúc và gen điều hòa.
2.3.2. Cơ chế bệnh sinh
Do các tác nhân gây ung thư tác động và gây hiện tượng đột biến trên bộ máy di truyền, dẫn tới hiện tượng phân chia tế bào vượt ra khỏi cơ chế điều hòa của cơ thể, do đó sản sinh ra tế bào bệnh lý về hình thái, chức năng, chuyển hóa gọi là tế bào “Lơ-xê-mi’’. Quá trình phát triển theo kiểu ung thư có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình sinh bạch cầu.
2.3.3. Đặc điểm
Cũng như mọi quá trình ung thư khác, bệnh bạch cầu có 3 đặc điểm:
- Quá sản: Là hiện tượng bạch cầu tăng sinh quá mức, lan tràn, dẫn đến hậu quả là lấn át tổ chức lân cận, ức chế hoạt động của chúng (như ức chế dòng hồng cầu, dòng bạch cầu lành, dòng tiểu cầu, xâm lấn các cơ quan trong cơ thể).
- Dị sản: Là hình tượng các bạch cầu được sinh ra trong bệnh Leucesmie mất tính chất biệt hóa, không giống bạch cầu bình thường, nhân và nguyên sinh chất tiến triển không đồng đều. Nhiều trường hợp không xác định được bạch cầu thuộc dòng nào nên người ta phải gọi tên chung là nguyên bạch cầu (Leucoblaste). Khi đó trong công thức bạch cầu có
’’ khoảng trống bạch cầu’’
- Loạn sản: Là hiện tượng sinh sản bạch cầu xảy ra ở những nơi bất thường như tại tổ chức sinh huyết ở thời kỳ bào thai nay đã ngừng hoạt động (gan, lách, hạch), hoặc ở nơi không sinh huyết (tổ chức dưới da), làm cho các tổ chức này phì đại và to ra.
2.3.4. Biểu hiện của bệnh bạch cầu
- Hội chứng thiếu máu: Bệnh nhân có biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt, mệt mỏi, khó thở...trong máu số lượng hồng cầu giảm, Hemoglobin giảm.
Cơ chế bệnh sinh: Do hiện tượng quá sản của dòng bạch cầu làm lấn át ức chế tủy xương sinh hồng cầu ở lân cận, dẫn đến giảm số lượng hồng cầu và thiếu máu. Cơ chế bổ trợ kèm theo là thiếu nguyên liệu tạo máu.
- Hội chứng xuất huyết: Bệnh nhân dễ bị xuất huyết ở nhiều nơi (chảy máu cam, chảy
74 máu chân răng, xuất huyết ở dưới da, xuất huyết tiêu hóa ...)
Cơ chế bệnh sinh: Do dòng bạch cầu quá sản, lấn át và ức chế tủy xương sinh tiểu cầu, quá trình sinh tiểu cầu giảm, số lượng tiểu cầu giảm gây rối loạn quá trình cầm máu, dẫn đến xuất huyết. Có nhiều trường hợp xuất huyết xảy ra đột ngột, nặng, bệnh nhân dễ tử vong.
- Hội chứng nhiễm trùng: Trong bệnh bạch cầu, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng (nhiễm trùng răng lợi, viêm da, viêm cơ, nhiễm trùng đường hô hấp...)
Cơ chế bệnh sinh : Bệnh bạch cầu có hiện tượng dị sản, tủy xương sinh ra các bạch cầu non chức năng kém, giảm khả năng chống lại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, giảm khả năng xử lý kháng nguyên và trình diện kháng nguyên, vì vậy bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng.
- Rối loạn ở một số cơ quan khác: Trong bệnh bạch cầu, các tế bào ung thư có thể di căn đến các cơ quan như gan, lách, hạch, bạch cầu bị bệnh cũng tăng cường phân chia tại đó. Mặt khác các cơ quan này còn tham gia sinh bạch cầu (do loạn sản làm nó bị phát triển to lên). Rối loạn này gặp trong các bệnh Leucesmie kinh diễn.
Bệnh lý khối U nói chung và bạch cầu nói riêng đều có cơ chế chung là do đột biến Gen. Do đó, vệ sinh môi trường, sử dụng an toàn hóa chất, phóng xạ, thuốc, phòng tránh bệnh tật cũng đều góp phần giảm sinh bệnh. Vấn đề tuyên truyền giáo dục sức khỏe cũng là một trong các nhiệm vụ quan trọng của người Điều dưỡng.
Tự lượng giá
Câu 1: Rối loạn về số lượng bạch cầu và nghĩa trên lâm sàng.
Câu 2: Nguyên nhân, cơ chế và các đặc điểm của bệnh bạch cầu cấp.
Câu 3 Nguyên nhân, cơ chế và các biểu hiện của bệnh bạch cầu cấp.
75 Bài 10
RỐI LOẠN TIỂU CẦU VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU Mục tiêu học tập
1. Trình bày vai trò của tiểu cầu trong bệnh lý rối loạn quá trình đông và chống đông máu 2. Trình bày vai trò của các chất đông máu, chống đông máu trong bệnh lý rối loạn quá trình