HOẠT ĐỘNG THÍCH NGHI CỦA CƠ THỂ KHI THIẾU MÁU

Một phần của tài liệu Sinh lý bệnh và miễn dịch (Trang 71 - 73)

- Tăng hoạt động của hô hấp: Khi thiếu máu, O2 máu giảm sẽ kích thích trung tâm hơ

hấp làm thở nhanh, sâu để cung cấp Oxy đảm bảo nhu cầu của cơ thể. Nếu thiếu máu nặng, bệnh nhân sẽ có biểu hiện khó thở, dễ nhầm với các bệnh lý đường hô hấp.

- Tăng lưu lượng tuần hoàn: Khi thiếu máu, O2 máu giảm sẽ kính thích trung tâm tuần hồn làm tăng nhịp tim và sức co bóp của tim để tăng lưu lượng tuần hoàn. Đồng thời cơ thể huy động máu dự trữ vào tuần hoàn để cung cấp máu cho tim và não.

70

0,3. Một số cơ quan sử dụng Oxy ở mức cao như tim: 0,67, não 0,62, cơ: 0,60. Khi thiếu máu chỉ số sử dụng O2 của cơ thể tăng tới 0,85. Đặc biệt não là cơ quan sử dụng O2 ở mức cao, khi thiếu máu não sẽ bị thiếu O2 sớm nhất. Vì vậy, khi thiếu máu bệnh nhân thường có biểu hiện đau đầu, đau ngực, chống váng, mỏi cơ, chuột rút...

- Tủy xương tăng sinh hồng cầu: Đây là cơ chế thích nghi lâu dài và tác dụng tích

cực nhất, với điều kiện tủy xương còn hoạt động tốt. Khi thiếu máu sẽ dẫn đến thiếu Oxy cơ thể, thận tăng tiết Erythropoietin kích thích tủy xương tăng sinh hồng cầu để bù lại số lượng hồng cầu thiếu. Ngoài ra, các cơ quan sinh hồng cầu ở thời kỳ bào thai (gan, lách) đã ngừng sinh hồng cầu, nhưng đến lúc này cũng được kích thích hoạt động trở lại sinh hồng cầu làm chúng phì đại to lên.

Tự lượng giá:

Câu 1: Nguyên nhân và cơ chế tăng sinh hồng cầu phản ứng.

Câu 2: Định nghĩa thiếu máu. Mô tả các thay đổi khi chảy máu. Những điều cần chú ý khi theo dõi người bệnh chảy máu của người điều dưỡng.

Câu 3: Định nghĩa thiếu máu. Mô tả các trường hợp thiếu máu do tan máu nguyên nhân tại hồng cầu.

Câu 4: Định nghĩa thiếu máu. Mô tả các trường hợp thiếu máu do tan máu nguyên nhân truyền nhầm nhóm máu.

Câu 5: Định nghĩa thiếu máu. Mô tả các trường hợp thiếu máu do tan máu nguyên nhân truyền nhóm máu O nguy hiểm.

Câu 6: Định nghĩa thiếu máu. Mô tả các trường hợp thiếu máu do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con.

Câu 7: Định nghĩa thiếu máu. Nguyên nhân và cơ chế thiếu máu do thiếu sắt.

Câu 8: Định nghĩa thiếu máu. Nguyên nhân và cơ chế thiếu máu do thiếu Vitamin B12, Acid Folic.

Câu 9: Định nghĩa thiếu máu. Nguyên nhân và cơ chế thiếu máu do rối loạn hoạt động tủy xương.

71

Bài 9

RỐI LOẠN CẤU TẠO, CHỨC NĂNG BẠCH CẦU Mục tiêu học tập

1. Trình bày các rối loạn dịng bạch cầu

2. Trình bày nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và các biểu hiện của bệnh ung thư dòng bạch cầu.

Nội dung

Một phần của tài liệu Sinh lý bệnh và miễn dịch (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)