Về nội hàm phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 25 - 28)

1.2. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước về phát triển cây dược liệu theo

1.2.1. Về nội hàm phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững

Cây dược liệu là nguồn sản phẩm rất có giá trị. Với nhu cầu ngày càng tăng đối với thuốc thảo dược, các sản phẩm sức khỏe tự nhiên và các chất chuyển hóa thứ cấp của cây thuốc, việc sử dụng cây dược liệu đang phát triển nhanh chóng. Chính vì vậy, phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững khá được quan tâm trên thế giới, song trong phạm vi tiếp cận được của luận án, vấn đề phát triển theo hướng bền vững (PTTHBV) cây dược liệu chủ yếu tập trung ở một số khía cạnh sau:

Một là, về bảo tồn và duy trì cây dược liệu

Xuất phát từ thực trạng báo động về sự suy giảm nghiêm trọng, thậm chí một số lồi cây dược liệu q hiếm trong tự nhiên đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do nhiều yếu tố, trong đó có sự suy giảm mơi trường sống và thu hoạch mở rộng vì vậy vấn đề bảo tồn nhằm duy trì nguồn cây dược liệu trong tự nhiên đã được nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm. Khuyến nghị liên quan đến việc bảo tồn cây dược liệu đã lần đầu tiên được đưa ra bởi Quỹ Toàn cầu về Thiên nhiên (WWF), IUCN và Tổ chức Y tế Thế giới trong một thảo luận quốc tế tại Chiang Mai, Thái Lan, năm 1988. Và sau đó là tại hội thảo quốc tế về Cây thuốc cho sự sống còn, được tổ chức bởi Quỹ cho sự hồi sinh của truyền thống y tế địa phương ở Bangalore Ấn Độ, năm 1998 (www.frlht-india.org) tiếp đó là các nghiên cứu của Kasagana, V.N và cộng sự (2011), Chen và cộng sự (2016);… Theo đó, quan điểm về bảo tồn và duy trì nguồn cây dược liệu tập trung vào 02 lĩnh vực: bảo tồn nguyên vị (in situ conservation); bảo tồn chuyển vị (ex situ conservation).

Bảo tồn nguyên vị là biện pháp bảo vệ tại chỗ tất cả các hệ sinh thái, các nơi sinh cư và các lồi trong mơi trường tự nhiên của chúng. Ưu điểm của phương pháp bảo tồn tại chỗ là vừa giúp bảo vệ được cây dược liệu tự nhiên trong khi vẫn duy trì được hệ sinh thái tự nhiên xung quanh. Hai biện pháp bảo tồn tại chỗ phổ biến đối với cây dược liệu bao gồm bảo tồn tại các khu bảo tồn tự nhiên và phát triển các khu nuôi trồng cây dược liệu tự nhiên.

Bảo tồn chuyển vị là chuyển rời và bảo tồn các loài hoặc các nguyên liệu sinh

học của chúng trong môi trường mới không phải là nơi cư trú tự nhiên vốn có của chúng. Bảo tồn chuyển vị nhằm ni trồng những lồi cây dược liệu q hiếm để đảm bảo sự sống sót của chúng và đôi khi để sản xuất lượng lớn các cây dược liệu được sử dụng trong sản xuất thuốc. Đây thường là giải pháp tức thời để duy trì nguồn dược

liệu. Bảo tồn chuyển vị khơng hẳn lúc nào cũng hồn tồn tách biệt khỏi phương pháp bảo tồn nguyên vị mà là một phương pháp bổ sung hiệu quả cho bảo tồn nguyên vị, đặc biệt đối với các loài dược liệu bị khai thác quá mức, bị đe dọa tuyệt chủng, các cây thuốc có tốc độ tăng trưởng chậm hoặc khơng phổ biến trong tự nhiên (Chen và cộng sự, 2016). Có hai phương pháp bảo tồn chuyển vị phổ biến đối với cây dược liệu là vườn thực vật và ngân hàng giống.

Những nghiên cứu trên đã lập luận khá đầy đủ về sự cần thiết cũng như các biện pháp để bảo tồn cây dược liệu tự nhiên. Tuy nhiên, những đề xuất này chủ yếu là những đề xuất về tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm bảo tồn duy trì sự đa dạng và bền vững các cây dược liệu tự nhiên. Bên cạnh đó, việc bảo tồn cây dược liệu mới chỉ giúp giải quyết vấn đề bền vững về nguồn nguyên liệu dược liệu tự nhiên, chưa giải quyết được các khía cạnh kinh tế, xã hội trong vấn đề phát triển cây dược liệu.

Hai là, về sản xuất cây dược liệu theo hướng bền vững

Bên cạnh nguồn dược liệu tự nhiên, nguồn dược liệu được sản xuất thông qua canh tác, nuôi trồng đã và đang ngày càng phổ biến và trở thành một tập quán canh tác được chấp nhận rộng rãi. Việc nuôi trồng cây dược liệu có thể cho phép áp dụng những kỹ thuật nông nghiệp mới để giải quyết các vấn đề trong sản xuất cây dược liệu như loại bỏ các thành phần độc hại, loại bỏ sâu bệnh, không truy được nguồn gốc sinh học hoặc hàm lượng hoạt chất thấp. Mặt khác, việc nuôi trồng cây dược liệu cũng giúp nâng cao sản lượng và cải thiện nồng độ hoạt chất của cây dược liệu. Ngoài ra các tập quán canh tác cây dược liệu tốt cũng giúp duy trì mực nước, hàm lượng dinh dưỡng hợp lý và các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm phù hợp giúp cây có năng suất như ý muốn. Bên cạnh đó việc canh tác cây dược liệu cũng góp phần làm giảm khối lượng cây dược liệu bị thu hái tự nhiên, góp phần bảo tồn nguồn dược liệu tự nhiên và giảm giá thành.

Từ đó, gắn với sản xuất cây dược liệu theo hướng bền vững là khái niệm “thực

hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc đạt tiêu chuẩn GACP-WHO” đã được các tổ

chức đưa ra. Theo WHO (2003), lựa chọn cây dược liệu, lựa chọn chọn phương pháp canh tác phải phù hợp với môi trường (điều kiện khí hậu, cân bằng sinh học và hệ sinh thái của khu vực), đồng thời cũng phải lưu ý đảm bảo cộng đồng địa phương có lợi trực tiếp từ việc trồng cây dược liệu (lương, cơ hội việc làm và tái đầu tư vốn). Muchugi và cộng sự (2006) cũng đưa ra các quy định về sản xuất cây dược liệu đạt chất lượng cao, an tồn và khơng ơ nhiễm.

Từ các quan điểm này có thể thấy việc sản xuất cây dược liệu theo hướng bền vững phải đảm bảo hiệu quả kinh tế của cây dược liệu nhưng khơng được gây ơ nhiễm mơi trường và có tác động lan tỏa tích cực đến xã hội.

Ba là, thu hoạch bền vững cây dược liệu

Nội dung này được đề cập đến trong “Guidelines for the Sustainable Harvesting

of Traditional Medicinal Plants in Zimbabwe” của Khumalo, S.G và cộng sự (1993).

Theo nhóm tác giả, việc bảo tồn và sử dụng bền vững cây dược liệu đóng vai trị rất quan trọng. Do đó, việc duy trì trồng cây dược liệu là một giải pháp để giảm nguy cơ tuyệt chủng của một số loài, tuy nhiên, việc canh tác khơng phải dễ dàng thậm chí là không thể thực hiện được đối với một số lồi. Vì vậy, việc thu hái các cây dược liệu tự nhiên vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cần xây dựng các tập quán thu hái tốt, có nghĩa là cây dược liệu cần phải được thu hoạch bền vững nhằm “đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Brundlant,1987). Ví dụ, tập tục thu hái cả cây (cả gốc lẫn rễ) làm phá

hủy cây dược liệu nhiều hơn là chỉ thu hái lá, hoa hay chồi của cây. Do đó việc thu hoạch phải tính đến các khía cạnh gồm: “thời gian thu hoạch, bộ phận được thu hoạch,

kỹ thuật thu hoạch, thiết bị thu hoạch và lưu trữ” (WHO, 2003). WHO (2003) cũng đưa ra các hướng dẫn về kỹ thuật thu hái cây dược liệu, trong đó đề cập đến các khía cạnh giấy phép thu hái, lập kế hoạch thu hái, chọn lựa cây thuốc để thu hái, và nhân sự thu hái.

FWF (2010) cũng đưa ra bộ tiêu chuẩn đánh giá việc thực hành tốt thu hái cây dược liệu tự nhiên trên 11 khía cạnh: bảo tồn cây dược liệu tự nhiên; ngăn chặn các tác động tiêu cực đến môi trường; tuân thủ đúng luật, các quy định và các cam kết; tôn trọng các quyền theo phong tục tập quán và chia sẻ lợi ích; thúc đẩy mối quan hệ hợp đồng công bằng giữa đơn vị điều hành và người thu hái; hạn chế sự tham gia của trẻ em trong các hoạt động thu hái; bảo đảm lợi ích cho những người thu hái và cộng đồng của họ; bảo đảm điều kiện làm việc công bằng cho tất cả lao động làm việc thu hái; áp dụng các thơng lệ quản lý có trách nhiệm; áp dụng các thực tiễn kinh doanh có trách nhiệm; thúc đẩy cam kết của người mua.

Như vậy, các khía cạnh được hướng dẫn có thể khác nhau nhưng nhìn chung đều chỉ ra việc thu gom cây dược liệu tự nhiên bền vững phải đảm bảo yêu cầu về bảo tồn cây dược liệu, thân thiện với môi trường, đảm bảo chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan và các vấn đề xã hội (lao động, việc làm, thu nhập).

Bốn là, sử dụng bền vững cây dược liệu

Khía cạnh tiếp theo liên quan đến phát triển bền vững dược liệu đó là sử dụng dược liệu bền vững, đặc biệt đối với các loại dược liệu quý hiếm, tốc độ sinh sản thấp, nguồn dược liệu thiên nhiên có giới hạn, bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt và thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng. Chính vì vậy việc sử dụng bền vững cây dược liệu là cần thiết.

Đối với các loại thuốc thảo dược cần sử dụng cả cây hay rễ, cần nghiên cứu có thể sử dụng thân, lá để thay thế hay khơng. Ví dụ, Wang và cộng sự (2009) phát hiện ra rằng các chất chiết xuất từ thân lá cây nhân sâm có cùng hoạt chất dược lý với rễ cây. Tuy nhiên việc sử dụng thân lá ít ảnh hưởng đến sự sống của cây hơn rất nhiều so với việc dùng rễ cây. Do đó cách sử dụng này bền vững hơn. Để sử dụng bền vững cây dược liệu theo Schippmann và cộng sự (2002), cần có một hệ thống quản lý và thơng tin hiệu quả. Hệ thống quản lý cần đặt ra các hạn ngạch về sản lượng thu hái, các giới hạn thu hái theo mùa, theo khu vực hay từng loại cây dược liệu. Bên cạnh đó cần áp dụng các kỹ thuật thu hái hiện đại thay thế cách thu hái thô sơ, nhổ cả gốc và rễ cây dược liệu.

Qua tổng quan một số nghiên cứu trên có thể thấy, phát triển cây dược liệu bền vững trên thế giới được xem xét ở cả 2 loại là cây dược liệu tự nhiên và cây dược liệu nuôi trồng. Đối với cây dược liệu tự nhiên, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là bảo tồn, thu hái và sử dụng. Đối với cây dược liệu nuôi trồng, vấn đề được nhấn mạnh là hiệu quả sản xuất và sử dụng. Dù khía cạnh được nhấn mạnh có thể khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu: (1) đảm bảo duy trì và bảo tồn sự đa dạng, phong phú, sự sẵn có của cây dược liệu; (2) nâng cao hiệu quả kinh tế; (3) tăng cường sự lan tỏa cho môi trường và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)