Đánh giá tổng quan các nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 36 - 39)

Qua tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu nêu trên, luận án rút ra một số nhận xét như sau:

Đối với các nghiên cứu ngoài nước: phát triển theo hướng bền vững cây dược

liệu được nghiên cứu khá nhiều, với nhiều khía cạnh khác nhau, ở nhiều giai đoạn khác nhau đều đã chỉ ra vai trò quan trọng của cây dược liệu và sự cần thiết phải phat triển cây dược liệu theo hướng bền vững. Tuy nhiên, chủ yếu các nghiên cứu được tiếp cận dưới góc độ các giải pháp kỹ thuật nhằm hướng tới việc duy trì sự đa dạng sinh học, hiệu quả trong khai thác, canh tác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên dược liệu nhằm đáp ứng các nhu cầu của người dân không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai. Các nghiên cứu mang tính lý luận về phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu dưới góc độ kinh tế, xã hội và môi trường vẫn chưa được hoàn thiện. Đây là khoảng trống để luận án tiếp tục nghiên cứu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng khung phân tích phù hợp để giải quyết vấn đề phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững ở Việt Nam nói chung và ở Lào Cai nói riêng theo góc độ kinh tế, xã hội và mơi trường là cần thiết.

Đối với các nghiên cứu trong nước:

Các nghiên cứu về phát triển cây dược liệu ở Việt Nam mặc dù còn khá hạn chế, song cũng đã đạt được một số kết quả:

- Các nghiên cứu đã chỉ ra tiềm năng và lợi thế để phát triển cây dược liệu Việt Nam nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng. Từ đó cho thấy việc nghiên cứu để xây dựng các giải pháp phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu ở Việt Nam nói chung và Lào Cai nói riêng là cần thiết.

- Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra được những biểu hiện thiếu bền vững trong phát triển cây dược liệu ở một số địa phương ở Việt Nam trong những giai đoạn vừa qua, đó là nguồn dược liệu đang bị giảm dần tính đa dạng, phong phú, hiệu quả sản xuất cây dược liệu chưa cao, phát triển cây dược liệu chưa tương xứng với tiềm năng…và nguyên nhân của những biểu hiện thiếu bền vững này. Đây là những đánh giá ban đầu, gợi ý cho luận án trong quá trình nghiên cứu, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu để luận án có những đánh giá đầy đủ, hoàn thiện và cập nhật hơn về thực trạng phát triển cây dược liệu tại Lào Cai hiện nay.

- Các nghiên cứu cũng đã đề xuất được các giải pháp nhằm phát triển cây dược liệu. Tuy nhiên, phần lớn các giải pháp được đưa ra dưới góc độ quy trình kỹ thuật sản xuất, cịn thiếu các giải pháp dưới góc độ quản lý và kinh tế. Vì vậy vẫn cần có những nghiên cứu để có hệ thống các giải pháp đồng bộ phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu.

- Đối với các nghiên cứu liên quan đến phát triển cây dược liệu ở Lào Cai: đã đánh giá được tiềm năng và lợi thế của Lào Cai trong phát triển cây dược liệu, đánh giá được thực trạng phát triển cây dược liệu Lào Cai ở một số khía cạnh như vấn đề quy hoạch vùng trồng, bảo tồn, sản xuất, hiệu quả…. Chỉ ra được các hạn chế trong phát triển cây dược liệu ở Lào Cai cũng như đưa ra các giải pháp để phát triển cây dược liệu ở Lào Cai. Tuy nhiên, những phân tích đánh giá trên chủ yếu từ thực tiễn, theo góc độ quy trình kỹ thuật, những phân tích từ góc độ kinh tế chưa được làm rõ, đồng thời các nghiên cứu mang tính tồn diện về phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững thì chưa được thực hiện. Vì vậy, đây cũng là một khoảng trống để luận án tìm hiểu.

Từ những phân tích, đánh giá khoảng trống nêu trên, luận án sẽ giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, luận án sẽ xây dựng và hoàn thiện khung phân tích về phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững (làm rõ nội hàm, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng) trên góc độ kinh tế, xã hội và mơi trường.

Thứ hai, luận án phân tích đánh giá toàn diện thực trạng phát triển cây dược liệu ở Lào Cai theo hướng bền vững để từ đó rút ra được những thành tựu cũng như những hạn chế, phân tích nguyên nhân gây ra những hạn chế này để có cơ sở đề xuất các giải pháp và kiến nghị để phát triển cây dược liệu ở Lào Cai theo hướng bền vững trong thời gian tới.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 luận án đã tổng quan một số nghiên cứu cả trong và ngồi nước có liên quan đến phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu. Qua đó đã hình thành nên cơ sở lý thuyết ban đầu cho nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng qua tổng quan một số nghiên cứu nêu trên, luận án đã rút ra được một số khoảng trống để tiếp tục nghiên cứu: về lý

luận: (1) nội hàm về phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu nhìn từ góc độ kinh

tế, xã hội và mơi trường vẫn chưa được hồn thiện, (2) cịn thiếu các tiêu chí để đánh giá phat triển cây dược liệu theo hướng bền vững từ góc độ kinh tế, xã hội và môi trường; (3) chưa hệ thống được các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững, về thực tiễn: (1) cịn thiếu các đánh giá tồn diện về phát triển dược liệu ở Việt Nam theo hướng bền vững nói chung và ở Lào Cai nói riêng. Trên cơ sở các khoảng trống nghiên cứu này, luận án sẽ giải quyết hai vấn đề sau: Thứ nhất, xây dựng hồn thiện khung phân tích về phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững (làm rõ nội hàm, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng) trên góc độ kinh tế, xã hội và môi trường. Thứ hai, phân tích đánh giá tồn diện thực trạng phát triển cây dược liệu ở Lào Cai theo hướng bền vững để từ đó rút ra được những thành tựu cũng như những hạn chế, phân tích nguyên nhân gây ra những hạn chế này để có cơ sở đề xuất các kiến nghị và giải pháp để phát triển cây dược liệu ở Lào Cai theo hướng bền vững thời gian tới. Những vấn đề này sẽ được giải quyết trong các chương tiếp theo của luận án.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)