Khái niệm về phát triển theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 40 - 42)

2.1. Khái niệm cơ bản về phát triển và phát triển theo hướng bền vững

2.1.2. Khái niệm về phát triển theo hướng bền vững

Vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, loài người đã phải đương đầu với những thách thức lớn do suy thoái về nguồn lực và ô nhiễm môi trường. Trước tình hình đó, quan điểm mới về phát triển đã được đặt ra, đó là phát triển theo hướng bền vững (PTTHBV). Mặc dù PTTHBV được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, báo cáo của Brundlant (1987) đã đưa ra một khái niệm về PTTHBV được thừa nhận một cách rộng rãi nhất ở cấp độ quốc tế. Theo đó, “phát triển theo hướng bền vững là phát

triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu riêng của họ”. Ba trụ cột chính của phát triển theo

hướng bền vững bao gồm: đảm bảo sự bền vững dài hạn của hệ sinh thái; thỏa mãn

các nhu cầu cơ bản của con người; khuyến khích cơng bằng xã hội trong phạm vi quốc gia và toàn cầu (Holden và cộng sự, 2014). Kể từ khi hội nghị thượng đỉnh về địa cầu

ở Rio de Jareiro, Braxin năm 1992, cộng đồng quốc tế nói chung đã tán thành quan niệm về PTTHBV được nêu trong báo cáo của Brundtlant (1987). 10 năm sau, tại Hội nghị thượng định thế giới về PTTHBV nhóm họp tại Johannesburg (Nam Phi, 2002), nội hàm của PTTHBV đã được Liên Hiệp Quốc tái khẳng định “PTTHBV là q trình

có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” (hình 2.1).

Hình 2.1: Sơ đồ PTTHBV theo quan điểm của thế giới (UNESCO)

Tại Việt Nam, quan điểm PTTHBV cũng được thể hiện rõ thông qua chương trình nghị sự 21 của Chính phủ (2004) và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phú phê duyệt năm 2012. Theo đó, nội hàm của ba trụ cột PTTHBV là:

Về kinh tế: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các cân đối lớn; giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính. Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế các bon thấp. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực.

Về xã hội: Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh; nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển tồn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo ý thức công dân, tuân thủ pháp luật. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển quan trọng. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Về mơi trường: Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường. Khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo. Phịng ngừa, kiểm sốt và khắc phục ơ nhiễm, suy thối mơi trường, cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

Hình 2.2: Nội hàm của PTTHBV theo quan điểm của Việt Nam

Tóm lại có nhiều quan điểm khác nhau về PTTHBV, nhưng chung quy lại PTTHBV được coi là sự phát triển cân bằng giữa kinh tế, xã hội và mơi trường. Nó lồng ghép các quá trình sản xuất với bảo tồn tài ngun và làm tốt hơn về mơi trường. Nó đảm bảo thoả mãn những nhu cầu cho hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu trong tương lai. Về kinh tế đó là sự tăng trưởng, hiệu quả và ổn định; về xã hội là việc giảm đói nghèo, xây dựng thể chế, bảo tồn di sản và văn hoá dân tộc; cịn về mặt mơi trường đó là đa dạng sinh học và thích nghi, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn ô nhiễm.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)