3.1. Thực trạng phát triển cây dược liệu trên thế giới
3.1.2. Tình hình tiêu thụ và xuất nhập nhập khẩu cây dược liệu trên thế giới
Cùng với nhu cầu ngày càng tăng lên về thuốc thảo dược, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên và các chất chuyển hóa thứ cấp từ cây dược liệu, việc sử dụng các loại cây dược liệu đang ngày càng tăng cao trên toàn thế giới. Theo ước tính của các nhà khoa học, cây dược liệu đáp ứng khoảng 80% nhu cầu chữa bệnh của người dân ở các nước đang phát triển (Ramawat và Ahuja, 2016) và trên 25% thuốc kê đơn ở các nước phát triển được chế biến từ các loại dược liệu tự nhiên.Ước tính tổng giá trị thị trường toàn cầu đối với cây dược liệu là 83 tỷ USD năm 2008 (Barata và cộng sự, 2016) và tăng trưởng hàng năm với tốc độ là 7-10% (Subrat, 2005). Tổng kim ngạch buôn bán cây dược liệu chủ yếu tập trung ở các trung tâm thương mại quốc tế lớn bao gồm Đức, Mỹ, Nhật và Hồng Kông. 12 quốc gia chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trên toàn thế giới (bảng 3-1). Các thị trường nhập khẩu lớn chủ yếu là các quốc gia phát triển trong khi các nước đang phát triển chủ yếu xuất khẩu cây dược liệu tự nhiên chưa qua chế biến hoặc sơ chế (Barata và cộng sự, 2016).
Bảng 3.1: Nước xuất khẩu và nhập khẩu cây dược liệu lớn nhất thế giới STT Nước nhập khẩu Nước xuất khẩu STT Nước nhập khẩu Nước xuất khẩu
1 Hồng Kông Trung Quốc
2 Nhật Bản Ấn Độ
3 Mỹ Đức
4 Đức Mỹ
5 Hàn Quốc Chi Lê
6 Pháp Hy Lạp
7 Trung Quốc Singapore
8 Italia Mexico
9 Pakistan Bungari
10 Tây Ban Nha Paskistan
11 Anh Albania
12 Singapore Monaco
Nguồn: FAO, 2012