Mơ hình quản lý cây dược liệu dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 167)

Cơ quan bên ngồi

- Các tổ chức phi chính phủ - Các tổ chức khoa học, nghiên cứu Nhà nước - Huyện - Xã, thôn

Các bên liên quan trong ngành

- Doanh nghiệp - Trung gian thu mua - Các hiệp hội Đồng quản lý tài nguyên và môi trường Tổ hộ nông dân, hợp tác xã dược liệu

4.2.5. Nâng cao vai trò của nhà nước trong phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững hướng bền vững

Theo báo cáo “công tác phát triển dược liệu Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

của” Bộ Y Tế (2017), một trong những hạn chế đối với sự phát triển dược liệu của Việt Nam đó là sự thiếu đồng bộ và nhất quán trong công tác quản lý của nhà nước. Vì vậy, để phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững nhất thiết cần phải nâng cao và phát huy có hiệu quả vai trị của nhà nước trong công tác quản lý cụ thể như sau:

Thứ nhất, nhà nước cần phải đảm bảo sự đồng bộ, nhất quán, hiệu quả trong các

chủ trương, chính sách quan điểm về phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững. Để thực hiện việc này Chính phủ, Bộ, Ban, Ngành cần:

- Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật quốc gia, từng bước thống nhất hệ thống văn bản quản lý về dược liệu từ trung ương đến địa phương.

- Chính sách trồng cây dược liệu cần hướng vào khuyến khích xây dựng và phát triển các vùng trồng dược liệu tập trung với quy mô lớn theo tiêu chuẩn GACP- WHO, gắn liền với chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, tháo gỡ khó khăn đầu ra cho người trồng dược liệu.

- Xây dựng chính sách ưu tiên trong sản xuất, chế biến, đăng ký, lưu hành sản phẩm đối với dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, đổi mới, hiện đại hóa cơng nghệ chế biến dược liệu thành sản phẩm cuối cùng.

- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách có tác dụng khuyến khích các tổ chức khoa học, cơng nghệ, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng công nghệ để sản xuất nguyên liệu dược liệu làm thuốc.

- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích cho hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu các sản phẩm dược liệu của Việt Nam để phát triển thị trường sản phẩm.

Thứ hai tăng cường sự phối hợp trong quản lý nhà nước để phát triển cây dược

liệu theo hướng bền vững. Chính phủ cần có các quy định phân tách trách nhiệm rõ ràng giữa các Bộ ngành và xây dựng cơ quan chuyên trách chỉ đạo phối hợp các ngành, lĩnh vực: Y tế, Nông lâm nghiệp, Sinh học, Hóa dược và các tỉnh/thành phố trong quá trình quản lý nhà nước về phát triển cây trồng dược liệu.

Thứ ba, tăng cường phối hợp bốn nhà trong trồng cây dược liệu. Đây là giải pháp quan trọng nhất để giải quyết tình trạng manh mún và nâng cao năng suất, hiệu quả cây trồng dược liệu. Bốn nhà ở đây bao gồm người trồng cây dược liệu (nhà nông), doanh nghiệp (sản xuất thuốc hoặc kinh doanh), nhà khoa học (các trường và viện nghiên cứu về dược liệu và thuốc) và nhà nước (cơ quan quản lý dược liệu).

Nhà nước đóng vai trị là người phối hợp nhà nông, doanh nghiệp và nhà khoa

học. Do đó các chính sách của nhà nước cần được thể chế hóa theo hướng đầu tư mạnh mẽ vào một chương trình quốc gia với các hành động cụ thể, dồng bộ, có chính sách cụ thể ưu đãi các doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân xây dựng vùng trồng dược liệu theo hướng bền vững.

Nhà nông cần được đào tạo nghề chuyên sâu và được tạo điều kiện để tiếp cận

các nguồn thông tin, đặc biệt là thông tin về chuyên môn như kỹ thuật canh tác dược liệu xanh và sạch.Trên cơ sở đó, nhà nước và doanh nghiệp hướng dẫn nhà nông tổ chức sản xuất dược liệu chất lượng cao theo tiêu chuẩn GACP và tổ chức sản xuất theo nhu cầu thị trường.

Nhà khoa học cần phải phát triển nghiên cứu gắn với thực tế, chủ động hợp

tác với doanh nghiệp trong triển khai đề tài nghiên cứu phù hợp với thực tiễn, đồng thời chủ động hợp tác với người dân để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên dược liệu.

Doanh nghiệp, đóng vai trị trung tâm trong mơ hình ‘bốn nhà’ vì doanh nghiệp

đóng góp quan trọng trong tất cả các khâu của sự phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững. Ví dụ doanh nghiệp giúp mở rộng sản xuất, thúc đẩy khoa học công nghệ, mở rộng thị trường. Chính vì vậy, trong mơ hình ‘bốn nhà’ cần chọn các doanh nghiệp dược có năng lực về tài chính và khoa học công nghệ tốt. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể phát huy tốt vai trị của mình trong trong phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững.

4.3. Các kiến nghị

4.3.1. Đối với Chính phủ

Thứ nhất, cần ban hành sớm Văn bản quy phạm pháp luật nhằm tránh sự chồng

chéo về quản lý dược liệu giữa các Bộ, ngành, đồng thời thống nhất cơ chế phối hợp liên ngành và triển khai kế hoạch thanh kiểm tra liên ngành về công tác quản lý dược liệu trong cả nước, xử lý nghiêm với các doanh nghiệp nhập khẩu dược liệu bẩn không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, siết chặt và tăng cường kiểm soát dược liệu nhập qua đường tiểu ngạch vào Việt Nam.

Thứ hai, ban hành chính sách ưu đãi cụ thể về ni trồng, khai thác dược liệu như chính sách ưu đãi về đất, về vốn, các chính sách ưu đãi cụ thể về phát hiện, bảo tồn và ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, phát triển nguồn gen dược liệu quý, hiếm và đặc hữu. Thành lập vụ dược liệu hoặc bộ phận chuyên trách trực thuộc Chính Phủ để giải quyết tất cả các vấn đề xuyên suốt từ TW đến địa phương để hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, người dân khi tham gia đầu tư, vào sản xuất, kinh doanh phát triển dược liệu trong nước.

Thứ ba, tăng cường đầu tư trang thiết bị, hóa chất, đào tạo con người nhằm nâng cao công tác kiểm nghiệm dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền tại các cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Nhà nước.

Thứ năm, có chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện trong việc phát hiện,

kế thừa, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có liên quan, bảo vệ bí mật trong bào chế, chế biến và bảo mật dữ liệu thử nghiệm lâm sàng đối với thuốc cổ truyền.

Thứ năm, hồn thiện quy trình giám sát và cấp chứng chỉ GACP nội địa cho các

vùng dược liệu sạch. Có cơ chế rõ ràng về giá đối với dược liệu GACP so với dược liệu thông thường trong danh mục thuốc dược liệu được bảo hiểm y tế thanh tốn. Tiến tới hồn thiện quy trình cấp chứng chỉ GACP quốc tế.

4.3.2. Đối với các Bộ

4.3.2.1. Đối với Bộ y tế

Ưu tiên mua dược liệu được nuôi trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP bằng các cơ chế khuyến khích thanh tốn bảo hiểm đối với các dược liệu được cấp tiêu chuẩn GACP và xem xét nhanh đối với việc đăng ký thuốc có nguồn gốc dược liệu đạt chuẩn GACP.

Phối hợp với doanh nghiệp và các bộ ngành khác xây dựng thương hiệu một số loại dược liệu ni trồng trong nước với tiêu chuẩn hóa cao, uy tín và cấp giấy phép đăng ký lưu hành nhanh mà không cần thông qua xét duyệt và thẩm định hồ sơ ví dụ đối với các cây dược liệu lâu năm như Actiso hay chè dây.

Tăng cường cơng tác tiêu chuẩn hóa chất lượng dược liệu, thuốc từ dược liệu, thuốc cổ truyền: ban hành tiêu chuẩn chất lượng đối với các dược liệu; thu thập và xây dựng được bộ mẫu dược liệu làm chuẩn đối chiếu gồm các loại dược liệu có giá trị sử dụng phổ biến và dễ bị nhầm lẫn ở Việt Nam hiện nay.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế về đấu thầu dược liệu, thuốc đông dược, thuốc cổ truyền theo hướng Bổ sung thêm nhóm thuốc cổ truyền, thuốc được làm từ dược liệu có nguồn nguyên liệu dược liệu được nuôi trồng, thu hái trong nước đạt chuẩn

GACP và các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP-WHO do Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận; bổ sung các tiêu chí trong chấm thầu để thực sự khuyến khích đối với các thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền ứng dụng nghiên cứu, khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trong sản xuất, chế biến.

Tăng cường triển khai đề án “Người Việt nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, tiến tới đề án “Người Việt Nam u thích dùng hàng Việt Nam” thơng qua công tác tuyên truyền, nâng cao và giám sát chất lượng sản phẩm.

4.3.2.2. Bộ Tài Chính

Phối hợp Bộ Y tế xây dựng quy định thanh toán bảo hiểm y tế đối với các dược liệu nuôi trồng tại địa phương khơng qua hình thức đấu thầu. Giá dược liệu được thanh toán bảo hiểm y tế căn cứ vào giá dược liệu trên thị trường.

Phối hợp Bộ Y tế xây dựng quy định thanh toán bảo hiểm y tế đối với một số thuốc được làm từ dược liệu được nuôi trồng trong nước đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP - WHO) thơng qua hình thức đàm phán giá.

4.3.2.3. Bộ Khoa học và Cơng nghệ

Có chính sách hỗ trợ bằng nguồn khoa học công nghệ đối với các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp quy trình, thay đổi cơng nghệ chế biến, sản xuất hướng tới sản phẩm dược liệu có cơng nghệ cao.

Xây dựng bổ sung một số dược liệu, thuốc y học cổ truyền vào danh mục sản phẩm quốc gia để đầu tư nghiên cứu theo chuỗi giá trị từ khâu tạo giống, trồng trọt, thu hái, chế biến, sản xuất và tiêu thụ.

Hỗ trợ bằng nguồn khoa học công nghệ đối với các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp quy trình, thay đổi công nghệ chế biến, sản xuất hướng tới sản phẩm dược liệu có cơng nghệ cao; nghiên cứu an toàn, hiệu quả trong quá trình đầu tư nghiên cứu ứng dụng các bài thuốc cổ truyền để xuất khẩu.

Hỗ trợ các Trường Đại học, Học viện phối kết hợp với các cơ sở kinh doanh nghiên cứu các thuốc cổ truyền có tác dụng phịng các bệnh Tim mạch, huyết áp, ung thư, đái tháo đường, viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn, bệnh khớp... Ưu tiên các đề tài dự án, nghiên cứu khai thác, trồng trọt dược liệu trong nước.

4.3.2.4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn

Xây dựng chính sách ưu đãi hơn về thời gian, thủ tục, tiêu chí cơng nhận giống cây dược liệu so với các loại cây nông nghiệp khác.

Sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng dược liệu

Tăng cường công tác đào tạo và hỗ trợ nhân sự cho đội ngũ khuyến nơng

Xây dựng các chính sách cụ thể về đất đai và tín dụng cho cơng tác phát triển dược liệu

Có chính sách phát triển các mơ hình sản xuất dược liệu tập trung và quy mơ như hợp tác xã, cụm hộ gia đình, tăng cường các hình thức sản xuất liên kết như nông dân với hợp tác xã, hợp tác xã với doanh nghiệp.

4.3.2.5. Bộ Công thương

Đưa dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu vào các chương trình xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

Đưa các doanh nghiệp tiên phong trong nuôi trồng, sản xuất dược liệu vào Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia để kêu gọi đầu tư, từng bước xây dựng ngành dược liệu Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Xây dựng và phát triển hiệp hội dược liệu Việt Nam nhằm quảng bá các thương hiệu dược liệu Việt nam trong và ngoài nước.

Phối hợp chặt chẽ với bộ y tế để có những chính sách hỗ trợ vùng trồng cây dược liệu có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

4.3.2.6. Bộ Thông tin truyền thông

Xây dựng Đề án truyền thông nhằm tăng cường việc sử dụng các sản phẩm có

nguồn gốc từ dược liệu và thực hiện chương trình truyền thơng về y dược cổ truyền nói chung và dược liệu nói riêng để đánh thức được tiềm năng, thế mạnh và giá trị đích thực về y tế, kinh tế của y dược cổ truyền và dược liệu đến với người dân; tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Thực hiện truyền thông các sản phẩm dược liệu có chất lượng tốt, nguồn nguyên liệu dược liệu đạt chuẩn GACP, bên cạnh đó cũng tuyên truyền phổ biến về lợi ích của việc trồng dược liệu đạt GACP.

Thực hiện truyền thơng chương trình người Việt sử dụng thuốc của người Việt để nâng cao nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước

Tiểu kết chương 4

Trong chương 4, tác giả đã trình bày quan điểm và định hướng phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững tại Việt nam, Lào Cai và luận án. Căn cứ vào quan điểm, định hướng, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng phát triển dược liệu tại tỉnh Lào Cai, luận án đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dược liệu theo hướng bền vững tại địa phương. Các nhóm giải pháp bao gồm: (1) hồn thiện chính sách; (2) nâng cao năng lực của người sản xuất - kinh doanh cây dược liệu; (3) phát triển thị trường đầu ra; (4) xây dựng mơ hình quản lý cây dược liệu dựa vào cộng đồng và (5) nâng cao vai trò của nhà nước trong phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, luận án cũng đề ra các kiến nghị đến Chính phủ, các Bộ ngành để thực hiện các giải pháp trên.

KẾT LUẬN

Tóm lại, dựa trên khung phân tích phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững tại tỉnh Lào Cai kết qủa nghiên cứu của luận án chỉ ra rằng:

Thứ nhất, phát triển cây dược liệu tại tỉnh Lào Cai được đánh giá có tính bền vững về mặt hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên để tiếp tục duy trì và phát triển được tính bền vững này của cây dược liệu, nhất thiết cần phải có sự bền vững về đầu ra, mà điều này hiện nay tỉnh Lào Cai chưa làm được. Mặc dù thị trường đầu ra của cây dược liệu rất tiềm năng nhưng để phát triển thị trường tiêu thụ một cách bền vững là rất khó khăn do trình độ sản xuất và bào chế thuốc cũng như thực phẩm chức năng của ngành công nghiệp hóa dược chưa cao, mức tiêu thụ cây dược liệu trong YHCT còn thấp, quản lý chất lượng và thông tin thị trường chưa tốt, việc xây dựng thương hiệu, hình thành các hiệp hội hầu như chưa có, dẫn đến sức cạnh tranh của cây dược liệu cũng như các sản phẩm chế biến từ cây dược liệu kém.

Thứ hai, so với cây ngơ và cây lúa, cây dược liệu có sự lan tỏa tích cực hơn về

mặt mơi trường, tuy nhiên để duy trì sự lan tỏa này một cách lâu dài, nhất thiết cần phải tăng cường việc áp dụng các tiêu chuẩn canh tác dược liệu sạch như GACP hay tiêu chuẩn thu hái bền vững Fairwild đối với dược liệu tự nhiên.

Thứ ba, về mặt duy trì, bảo tồn và mở rộng quy mơ và số lượng, mặc dù đã đạt

được một số kết quả ban đầu tuy nhiên chưa đảm bảo tính bền vững do tỉnh chưa quản lý được thực trạng thu hái tràn lan và tận gốc đối với nhiều loài dược liệu, trong đó có rất nhiều loại dược liệu quý hiếm. Bên cạnh đó, hiệu quả bảo tồn ở các khu bảo tồn chưa cao do nhiều khó khăn về vốn và công nghệ.

Thứ tư, dưới giác độ xã hội, cây dược liệu góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo

công ăn việc làm. Tuy nhiên để đảm bảo tính bền vững về mặt xã hội, nhất thiết cây dược liệu phải duy trì được tính bền vững về mặt kinh tế, mà điều này phụ thuộc rất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)