Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 146 - 148)

3.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển cây dược liệu theo hướng bền

3.4.1. Những kết quả đạt được

3.4.1.1. Về duy trì, bảo tồn và mở rộng

- Công tác bảo tồn cây dược liệu tự nhiên đã bước đầu đạt được những kết quả tốt như việc thành lập thêm 02 khu bảo tồn mới, tăng tổng diện tích rừng tự nhiên được bảo tồn lên 27,42%.

- Các khu bảo tồn, đặc biệt là Vườn quốc gia Hoàng Liên đã thực hiện tốt việc kiểm sốt và bảo tồn ngun vị nhiều lồi cây trong sách đỏ và đang từng bước thực hiện bảo tồn chuyển vị một số loài cây dược liệu quý hiếm.

- Diện tích canh tác nhằm mở rộng quy mơ cây dược liệu có xu hướng tăng lên. Năm 2015, diện tích canh tác cây dược liệu trên địa bàn tỉnh tăng 115,4% so với năm 2014 trong đó nhóm cây hàng năm tăng 120,2% và cây lâu năm tăng 104,8%. Các cây có diện tích tăng mạnh bao gồm: Actiso (18%), Y dĩ (19,1%), Sa nhân (99,3%) và chè dây (64,3%). Các cây có diện tích trồng lớn nhất bao gồm: Gừng, Sa nhân, nghệ vàng, Actiso, Xuyên khung và Đương quy. Năm 2016, tỉnh Lào Cai đã hoàn thành quy hoạch chi tiết các vùng trồng dược liệu theo đó tổng quỹ đất dánh cho phát triển cây dược liệu gần 29 ngàn ha, chỉ thấp hơn diện tích trồng cây lương thực (ngơ và lúa).

3.4.1.2. Về nâng cao hiệu cảo sản xuất

- Hiện nay, việc sử dụng dược liệu trong chăm sóc sức khoẻ (thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm) đã được các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và bắt đầu có nhu cầu lớn. Các lồi cây dược liệu có thế mạnh phát triển trên địa bàn tỉnh như: Actiso, Đương quy, Bạch truật, Bạch chỉ, Độc hoạt, Đẳng sâm, Chè dây, Sinh địa, Tam Thất… đã được khôi phục và phát triển theo các đơn đặt hàng của các cơng ty dược đóng trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã hình thành các vùng trồng nguyên liệu dược liệu, có sự tham gia của các doanh nghiệp dược lớn, trong đó có vùng dược liệu sạch được cấp chứng chỉ GACP của công ty dược Traphaco.

- Cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các loài cây nơng nghiệp truyền thống khác như lúa và ngơ. Tính trung bình, thu nhập/1ha cây Đương Quy là 43,6 triệu VNĐ và cây Actiso là 34 triệu đồng, cao gấp 3-4 lần so với thu nhập/ha của cây ngô và cây lúa.

- Tỉnh Lào cai là một tỉnh có lợi thế về điều kiện tự nhiên trong canh tác cây dược liệu. Với quỹ đất đỏ mùn vàng trên cao lớn, tỉnh Lào Cai được đánh giá có tiềm

năng trong canh tác các loại cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao như Tam thất, Đương quy, Actiso, Cát cánh, Sa nhân tím. Thực tế canh tác cho thấy năng suất của các loại cây dược liệu chủ lực ở tỉnh Lào Cai qua các năm được duy trì ổn định. Ví dụ, năng suất trung bình của cây Actiso là 2 tấn/ha được duy trì qua nhiều năm, hiếm thấy hiện tượng mất mùa và sâu bệnh.

3.4.1.3. Về lan tỏa tích cực đến xã hội

- Phát triển cây dược liệu cũng đem lại sự lan tỏa tích cực đến xã hội. Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, tỷ lệ hộ nghèo tại 06 huyện trồng dược liệu với quy mô lớn nhất tại Lào Cai trong các năm 2017 và 2018 đều giảm từ 4% đến 8%. Với thu nhập vượt trội so với các loại cây nông nghiệp khác, cây dược liệu góp phần khơng nhỏ vào việc cải thiện đời sống kinh tế của bà con nông dân tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Việc phát triển cây dược liệu cũng góp phần tạo cơng ăn việc làm cho người nông dân. Theo tính tốn của tác giả, trong niên vụ 2017-2018, cây dược liệu đã tạo thêm 211,8 việc làm mới cho người dân địa phương.

- Phát triển cây dược liệu đã gắn kết được với các truyền thơng văn hố của đồng bào dân tộc thiểu số. Từ lâu cây dược liệu đã gắn bó với đời sống và tín ngưỡng của người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, phát triển cây dược liệu góp phần duy trì và phát triển những giá trị văn hóa và tri thức tốt đẹp của người dân bản địa.

3.4.1.4. Về lan tỏa tích cực đến mơi trường

- Canh tác cây dược liệu vẫn bảo đảm thân thiện với môi trường. Nghiên cứu thực tế cho thấy khối lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng trong canh tác cây dược liệu thấp hơn nhiều so với cây ngô và cây lúa, trong khi khối lượng phân hữu cơ sử dụng trong canh tác dược liệu cao gấp 3 lần so với lượng phân hữu cơ sử dụng trong nuôi trồng cây lúa và cây ngô.

- Canh tác dược liệu cũng khơng làm suy thối chất đất và nguồn nước. Việc áp dụng các kỹ thuật canh tác dược liệu hiện đại, theo tiêu chuẩn sạch (GACP), góp phần duy trì và cải thiện chất đất. So sánh lượng nước tưới tiêu/1ha đất canh tác, cây dược liệu sử dụng ít nước hơn nhiều so với cây lúa và cây ngô do đặc thù không ưa nước của cây dược liệu.

- Phát triển cây dược liệu góp phần trực tiếp vào bao vệ rừng. Cây dược liệu tự nhiên là một phần quan trọng của rừng. Việc bảo tồn và duy trì cây dược liệu tự nhiên

có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với mơi trường vì góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ mơi trường sinh thái và đa dạng sinh học của các loại động vật và thực vật tự nhiên.

- Phát triển cây dược liệu góp phần phát triển quỹ đất sản xuất. Đa phần cây dược liệu phù hợp với các loại đất đỏ vàng và đất đỏ mùn vàng trên núi cao. Do đó việc trồng cây dược liệu không làm ảnh hưởng nhiều đến quỹ đất dành cho các loại cây nông nghiệp khác. Theo thống kê của ủy ban nhân dân tỉnh, năm 2017 toàn tỉnh có 850ha đất trồng dược liệu chỉ chiếm 2,9% tổng diện tích đất trơng cây lâu năm và hàng năm (khơng kể diện tích đất trồng cây lương thực). Theo quy hoạch của ủy ban nhân dân tỉnh Lào cai, trong tổng quỹ đất tiềm năng cho cây dược liệu, đất rừng chiếm 76,4% (tương đương 20.093ha), đất trồng cây hàng năm (chủ yếu là đất trồng ngô và các loại rau, màu) chiếm 22,3% cơ cấu diện tích (tương đương 5.870 ha) và đất trồng lúa chiếm 0,6% ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)