Khung phân tích phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 50)

2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của cây dược liệu

2.2.1.1. Khái niệm

Theo Luật Dược năm 2016 “dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc”. Như

vậy cây dược liệu được hiểu là thực vật đạt tiêu chuẩn làm thuốc hay gọi ngắn gọn là cây thuốc. Theo Tổ chức nông nghiệp và lương thực liên hợp quốc (FAO), thuật ngữ phổ biến dùng để chỉ cây dược liệu là Medicinal Aromatic Plants (MAPs), được định nghĩa là những cây thuốc giúp con người phòng ngừa bệnh tật, duy trì sức khỏe hoặc chữa bệnh (Marshall, 2011).

Có nhiều cách phân loại cây dược liệu khác nhau tùy theo hoạt chất chữa bệnh, đặc điểm sinh học, công dụng chữa bệnh và nguồn gốc hình thành. Căn cứ vào nhu cầu nghiên cứu của luận án, tác giả sử dụng cách phân loại dựa theo nguồn gốc hình thành. Theo đó, cây dược liệu được phân loại thành cây dược liệu tự nhiên và cây dược liệu nuôi trồng.

2.2.1.2. Đặc điểm của cây dược liệu

So với các loài cây lương thực như ngô và lúa, cây dược liệu có những đặc điểm khác biệt cụ thể như sau:

Thứ nhất, khác với cây ngô và cây lúa dùng để đáp ứng nhu cầu về lương thực

của người dân, cây dược liệu được dùng để làm thuốc và chế biến thành các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Do đó, cây dược liệu cần có thị trường đầu ra và sự hỗ trợ của tri thức về y tế, hóa dược để phát triển cây dược liệu thành hàng hóa.

Thứ hai, nguồn cung cây dược liệu bao gồm cây dược liệu tự nhiên và cây dược

liệu canh tác, trong đó cây dược liệu tự nhiên chiếm đa số. Đặc điểm này dẫn đến việc phát triển cây dược liệu gắn liền với việc bảo tồn và duy trì nguồn dược liệu tự nhiên song song với nâng cao hiệu quả sản xuất cây dược liệu.

Thứ ba, cây dược liệu gắn liền với văn hóa và tín ngưỡng của người dân bản

địa. Do y học cổ truyền đã được hình thành từ ngàn đời xưa ở nhiều vùng miền trên thế giới, nên việc sử dụng cây dược liệu để chữa bệnh trong dân gian rất phong phú và đa dạng. Ở nhiều nơi, y học cổ truyền với các bài thuốc dân gian đã trở thành phương thức chữa bệnh chủ yếu cho người dân và cây dược liệu trở thành biểu tượng gắn liền với văn hóa và tín ngưỡng của những người dân nơi đây. Chính vì vậy, phát triển cây dược liệu cũng cần gắn liền với việc lan tỏa tích cực đến xã hội và cộng đồng trong việc duy trì và giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.

Thứ tư, so với cây ngô và cây lúa, cây dược liệu có rất nhiều lồi, mỗi lồi có

các đặc điểm sinh học và hoạt chất chữa bệnh rất khác nhau. Chính vì sự phức tạp này nên để phát triển cây dược liệu cần có sự hỗ trợ đồng bộ của khoa học kỹ thuật và nghiên cứu cơ bản trong việc xây dựng các cơ sở dữ liệu về cây dược liệu, kỹ thuật bào chế thuốc từ cây dược liệu.

Thứ năm, vì cây dược liệu được dùng để chữa bệnh nên yếu tố sạch trong chất

lượng cây dược liệu được đề cao hơn bao giờ hết. Chất lượng cây dược liệu bên cạnh các quy định về hàm lượng hoạt chất chữa bệnh cịn được đánh giá trên khía cạnh sạch và thân thiện với môi trường.

Thứ sáu, sản xuất cây dược liệu đòi hỏi kỹ thuật canh tác và kỹ thuật chế biến

phức tạp. Do cây dược liệu được dùng để sản xuất thuốc nên các yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất chặt chẽ, vì vậy cây dược liệu cần được canh tác theo đúng kỹ thuật. Mặt khác, cây dược liệu chỉ phù hợp ở một số nơi không thể trồng đại trà như

cây ngô cây lúa do vậy quy trình canh tác cây dược liệu phải đảm bảo được các yếu tố kỹ thuật như độ ẩm, ánh sáng, chất đất và nguồn nước. Mặt khác để duy trì được chất lượng sản phẩm vấn đề sơ chế và chế biến cũng rất quan trọng. Khác với cây ngô cây lúa chỉ cần sân phơi, máy sát, cây dược liệu địi hỏi quy trình từ khi trồng trọt, thu hái, sơ chế, chiết suất và nấu cao phức tạp hơn.

2.2.2. Phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững

2.2.2.1. Nội hàm phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững

Như đã phân tích ở trên, cây dược liệu được xếp là một loại cây nông nghiệp. Tuy nhiên so với các loại cây nơng nghiệp thơng thường khác, cây dược liệu có những đặc điểm khác biệt như nguồn cung chủ yếu là cây dược liệu mọc tự nhiên, cần thị trường đầu ra để phát triển thành hàng hóa, u cầu cao về tính sạch và chất lượng. Vì vậy, căn cứ vào nội hàm về phát triển theo hướng bền vững nông nghiệp, tổng quan nghiên cứu về phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu và những đặc điểm khác biệt của cây dược liệu so với các lồi cây nơng nghiệp thông thường khác, tác giả định nghĩa phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững như sau:

“Phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững là việc duy trì, bảo tồn, mở rộng về quy mô và số lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất, và tăng cường sự lan tỏa tích cực đến xã hội và môi trường”

Cụ thể hơn, nội hàm phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững bao hàm các nội dung chính như sau:

- Duy trì, bảo tồn và mở rộng về quy mô và số lượng

(1) Duy trì là việc đảm bảo nguồn tài nguyên dược liệu không bị cạn kiệt do

khai thác tràn lan. (2) Bảo tồn là việc áp dụng các phương pháp kỹ thuật sinh học (bảo tồn chuyển vị và bảo tồn nguyên vị) nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây dược liệu tự nhiên, duy trì và phát triển nguồn gen giống cũng như khơi phục lại các lồi cây dược liệu đang có nguy cơ tuyệt chủng. Có thể nói, đây là một nội dung rất quan trọng của phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu do thực tế nguồn cung cây dược liệu chủ yếu là dược liệu tự nhiên đang bị khai thác tràn lan và cạn kiệt, trong đó có rất nhiều loài cây dược liệu quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Để duy trì nguồn tài nguyên dược liệu cần có các giải pháp đồng bộ như đào tạo cho người dân tập quan thu hái dược liệu tốt, sử dụng dược liệu bền vững (ví dụ thay vì nhổ cả cây chỉ thu hoạch một phần của cây dược liệu), ngăn chặn nạn phá rừng. Để bảo tồn cây dược liệu, cần thực hiện đồng bộ các kỹ thuật bảo tồn tiên tiến như

hình thành các khu bảo tồn thiên nhiên tại nơi cây dược liệu sinh sống, đưa các cây dược liệu có nguy cơ tuyệt chủng vào vườn ươm trồng để nuôi trồng và nhân giống, xây dựng ngân hàng gen và giống của các loài dược liệu quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. (3) Mở rộng về quy mô và số lượng là việc gia tăng về số lượng và diện tích

canh tác cây dược liệu. Khía cạnh này của phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững tập trung vào sự tăng trưởng trong việc phát triển sản xuất cây dược liệu. Có thể nói, để phát triển cây dược liệu theo hướng bến vững trước hết cây dược liệu phải được trồng và sản xuất với số lượng và quy mô ngày càng tăng, hay nói cách khác trước tiên cây dược liệu phải được phát triển.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất

Nâng cao hiệu quả sản xuất cây dược liệu là việc tăng cường các yếu tố kinh tế

trong sản xuất (nuôi trồng) cây dược liệu. Để nâng cao hiệu quả sản xuất cây dược liệu đòi hỏi người sản xuất cần phải sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời phải xúc tiến và nỗ lực nhằm cải thiện và sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, sản xuất dược liệu theo chứng chỉ dược liệu sạch (GACP-WHO) để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm nhằm gia tăng thu nhập cho người nông dân trồng dược liệu.

- Tăng cường sự lan tỏa tích cực đến xã hội và mơi trường

(1) Tác động lan tỏa tích cực đến xã hội là việc sản xuất cây dược liệu mang đến

các yếu tố tích cực về mặt xã hội như tạo cơng ăn việc làm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và trình độ dân trí.

(2) Tác động sự lan tỏa tích cực đến môi trường là việc sản xuất cây dược liệu gắn

liền với bảo vệ mơi trường, duy trì chất đất và nguồn nước, sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu theo tiêu chuẩn.

2.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững

Duy trì, bảo tồn và mở rộng về số lượng và quy mơ

Nhóm tiêu chí duy trì và bảo tồn cây dược liệu tự nhiên cung cấp thông tin về kết quả của các hoạt động duy trì và bảo tồn cây dược liệu. Các tiêu chí đánh giá bao gồm:

- Tỷ lệ phá rừng có cây dược liệu được đo bằng tỷ lệ tăng/giảm của diện tích rừng có cây dược liệu bị chặt phá và đốt cháy. Như đã phân tích ở trên, phần lớn nguồn cung dược liệu là các loài cây dược liệu tự nhiên sinh sống tại các khu rừng. Chính vì vậy việc chặt phá rừng ảnh hướng rất lớn đến môi trường sinh sống của cây dược liệu tự nhiên và đe dọa sự sống còn của nhiều cây dược liệu.

- Hiện trạng bảo tồn được đo bằng diện tích các khu bảo tồn/tổng diện tích đất rừng. Tiêu chí này cho biết hiện trạng bao nhiêu diện tích đất rừng đã được quy hoạch nằm trong các khu bảo tồn thiên nhiên, được đầu tư và có chính sách cụ thể để bảo tồn các loài cây thực vật tự nhiên trong đó có dược liệu.

- Hiện trạng bảo tồn nguyên vị được đo bằng tỷ lệ số cây được trồng nguyên vị/tổng số cây trong sách đỏ của cả nước. Tiêu chí này cho biết hiệu quả của việc bảo tồn các loài cây dược liệu đang có nguy cơ bị đe dọa.

- Hiện trạng bảo tồn chuyển vị được đo bằng số cây được trồng chuyển vị/tổng số cây trong sách đỏ của các khu bảo tồn.

Tiêu chí về mở rộng quy mô và số lượng cây dược liệu phản ánh việc gia tăng sản xuất cây dược liệu. Sự mở rộng quy mô sản xuất cây dược liệu được thể hiện bằng (1) sự gia tăng về diện tích canh tác và sản lượng thu hoạch giữa các năm và bình quân năm trong giai đoạn phân tích (số tuyệt đối); và (2) tốc độ gia tăng diện tích và sản lượng bình qn năm trong cả giai đoạn nghiên cứu (số tương đối)

Tiêu chí này được đo bằng tốc độ tăng diện tích canh tác cây dược liệu qua các năm. Tỷ lệ tăng diện tích canh tác được đo bằng diện tích canh tác năm sau trừ diện tích canh tác năm trước, tất cả chia cho diện tích canh tác năm trước.

Nâng cao hiệu quả sản xuất cây dược liệu

Nhóm tiêu chí này cung cấp thơng tin về năng suất và thu nhập của việc nuôi trồng dược liệu. Trong nơng nghiệp, hai tiêu chí về hiệu quả kinh tế được sử dụng rộng rãi nhất đó là năng suất mùa vụ (Zhen & cộng sự, 2005) và thu nhập thuần của nông dân/hộ nông dân/ trang trại (Speelman & cộng sự, 2007). Đối với cây dược liệu, tác giả cũng sử dụng 02 tiêu chí của nơng nghiệp nói trên. Năng suất mùa vụ được đo bằng tấn/ha và thu nhập được đo bằng triệu VNĐ/ha. Thu nhập ở đây là thu nhập thuần bằng doanh thu từ bán cây dược liệu trừ đi tổng chi phí sản xuất cây dược liệu.

Tiêu chí tăng cường lan tỏa tích cực đến xã hội

Tiêu chí lan tỏa tích cực đến xã hội đánh giá các tác động tích cực của việc sản xuất cây dược liệu đến xã hội. Các tiêu chí cụ thể được dùng bao gồm:

-Tạo công ăn việc làm được tính bằng số việc mới tăng thêm/năm.

-Xóa đói giảm nghèo được tính bằng tỷ lệ hộ thốt nghèo tại các khu vực trồng cây dược liệu.

Tiêu chí tăng cường sự lan tỏa tích cực đến mơi trường

Tiêu chí mơi trường đánh giá việc sản xuất dược liệu dưới giác độ bảo vệ và thân thiện với môi trường. Theo Zhen và Jayant (2003), các biểu hiện của việc sản xuất nơng nghiệp có tác động tích cực đến môi trường bao gồm việc canh tác không làm ảnh hưởng đến chất đất, chất lượng nguồn nước, việc sử dụng thuốc trừ sâu và sử dụng phân hóa học. Đối với cây dược liệu tác giả sử dụng các tiêu chí sau:

- Chất đất sau mỗi vụ canh tác dược liệu (xấu đi, duy trì hay tốt lên). Tiêu chí này cho biết thực trạng về chất lượng đất trồng cây dược liệu sau khi canh tác. - Mức độ tưới nước so với cây lúa và cây ngơ (nhiều hơn, ít hơn hoặc bằng nhau). Tiêu chí này cho biết so với các lồi cây nơng nghiệp khác, cây dược liệu có cần tưới nước nhiều khơng? Thực tế ở một số nơi, do nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến hiện trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên nước.

- Sử dụng thuốc trừ sâu được đo bằng lít/ha/năm. Tiêu chí này đánh giá mức độ sử dụng thuốc trừ sâu trong canh tác cây dược liệu và so sánh với mức độ sử dụng thuốc trừ sâu của cây ngơ và cây lúa

- Sử dụng phân hóa học được đo bằng kg/ha/năm. Tiêu chí này đánh giá mức độ sử dụng phân bón hóa học trong canh tác cây dược liệu và so sánh với mức độ sử dụng phân hóa học của cây ngơ và cây lúa.

Bảng 2-7 tổng hợp các tiêu chí đánh giá phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu được tác giá xây dựng và phát triển dựa trên khung lý thuyết phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững có điều chỉnh cho những đặc điểm khác biệt của cây dược liệu so với các loại cây nông nghiệp thông thường khác.

Bảng 2.7: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá phát triển cây dược liệu theo hướng Nhóm các Nhóm các

tiêu chí Tiêu chí cụ thể Cách đo Yêu cầu

I.Duy trì, bảo tồn và mở rộng về quy mô và số lượng

1. Hiện trạng bảo tồn Tỷ lệ diện tích đất trong các khu bảo

tồn/tổng diện tích đất rừng Tăng 2. Tỷ lệ số cây sách đỏ

được bảo tồn nguyên vị

Số cây trong sách đỏ tại các khu bảo

tồn/tổng số cây trong sách đỏ của cả nước Lớn/tăng 3. Tỷ lệ số cây được

bảo tồn chuyển vị

Số cây được trồng chuyển vị/tổng số

cây trong sách đỏ của khu bảo tồn Lớn/tăng 4. Phá rừng có cây

dược liệu

Tỷ lệ diện tích rừng có cây dược liệu

bị phá/tổng diện tích đất rừng/năm Giảm

5.Tỷ lệ tăng diện tích canh tác

(Diện tích canh tác năm sau-diện tích canh tác năm trước)/ diện tích canh

tác năm trước Tăng II.Nâng cao hiệu quả sản xuất cây dược liệu

1. Năng suất Tấn/ha Ổn định/tăng

2. Thu nhập Triệu VNĐ/ha

Cao hơn so với cây nông

nghiệp khác

III.Tăng cường sự lan tỏa tích cực

đến xã hội

1. Tạo việc làm Số việc làm tăng thêm do trồng cây

dược liệu/năm Tăng

2.Xóa đói giảm nghèo Tỷ lệ hộ nghèo Giảm

IV.Tăng cường sự lan tỏa tích cực đến mơi trường

1. Chất đất sau canh tác So sánh chất đất trước và sau canh tác

theo mức độ suy giảm, ổn định và tốt lên Ổn định/tăng 2. Mức độ sử dụng

nguồn nước

So sánh với lượng nước sử dụng trong canh tác cây lúa và ngô theo mức độ it

hơn, bằng nhau và nhiều hơn

Ít hơn so với cây nơng nghiệp khác

3. Sử dụng phân hóa học Kg/ha/năm

Ít hơn so với cây nơng nghiệp khác

4. Sử dụng phân hữu cơ Tấn/ha/năm

Nhiều hơn so với cây nông nghiệp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)