Khái niệm về phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 39 - 40)

2.1. Khái niệm cơ bản về phát triển và phát triển theo hướng bền vững

2.1.1. Khái niệm về phát triển

Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù dùng để chỉ “quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém

hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật” (Nguyễn Ngọc Long và cộng sự, 2006). Cụ

thể hơn, phát triển là sự tiến triển theo chiều hướng đi lên của các phương thức sản xuất, các hình thái kinh tế-xã hội đã và đang diễn ra trong lịch sử loài người do sự tác động qua lại biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất, của cơ sở hạ tầng kinh tế đóng vai trị quyết định cho sự phát triển của toàn xã hội (Nguyễn Ngọc Long và cộng sự, 2006). Seers (1969) đưa ra các vấn đề cụ thể hơn đối với sự phát triển của một quốc gia như đói nghèo, tỉ lệ thất nghiệp và bất bình đẳng. Nếu 03 vấn đề này giảm đáng kể so với trước đây thì quốc gia đó được gọi là đang trong giai đoạn phát triển. Sen (1988) cho rằng quá trình phát triển kinh tế gắn liền với việc mở rộng nguồn cung thực phẩm, quần áo, chỗ ở, các dịch vụ y tế, giáo dục và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả. Hay nói cách khác, phát triển là hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn như tuổi thọ tăng lên. Mức sống được cải thiện, con người được chăm sóc y tế, được đối xử công bằng và có quyền được sống theo ý nguyện của bản thân (Sen, 1988).

Phát triển trong sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong đó con người ln đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những nguồn lực tự nhiên sẵn có để tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những điều kiện vật chất khác nhằm phục vụ cuộc sống (Nguyễn Văn Hóa, 2014). Phát triển trong sản xuất thể hiện ở việc phát triển từ nền kinh tế tự cung tự cấp (chỉ sản xuất phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của bản thân và gia đình) đến nền kinh tế thị trường, nơi con người khơng những có thể tự sản xuất phục vụ nhu cầu bản thân mà còn sản xuất dư thừa để trao đổi. Đây là hình thái phát triển theo kiểu sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh cao, tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao. Đối với xã hội, phát triển sản xuất góp phần thay đổi hạ tầng kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, nâng cao tiêu chuẩn sống bao gồm tiêu chuẩn về giáo dục, sức khỏe và môi trường.

Phát triển cây dược liệu là một phạm trù thuộc phát triển sản xuất vật chất. Do đó khái niệm phát triển cây dược liệu cũng bao gồm các quan điểm cơ bản như sau:

- Phát triển gắn liền với sự gia tăng về số lượng và thay đổi chất lượng - Phát triển được hiểu là phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu - Phát triển là tăng trưởng quy mơ và hồn thiện về cơ cấu.development

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)