Quan điểm và định hướng phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 154 - 159)

vững đến năm 2030

4.1.1. Quan điểm và định hướng phát triển cây dược liệu theo hướng bền

vững của Việt Nam

4.1.1.1. Quan điểm

Theo quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013, quan điểm về phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu của Việt Nam được hiểu là: Thứ nhất: “Phát

triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt nam trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển các vùng trồng dược liệu, gắn với bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái”; Thứ hai: “Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn vói cơng nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng

bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử

dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu”; Thứ ba: “Nhà nước hỗ trợ về nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen, khai thác dược liệu tự nhiên, trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu”; thứ

tư: “Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển trồng dược liệu,

đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, góp phần tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm nội địa”.

Như vậy quan điểm phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững của Việt Nam tập trung vào khía cạnh duy trì, bảo tồn cây dược liệu tự nhiên, nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa của cây dược liệu, khuyến khích sự tham gia liên kết của các thành phần kinh tế trong đó có các doanh nghiệp và nhà nước đóng vai trị hỗ trợ đầu tư, nghiên cứu về khoa học công nghệ để tạo nền tảng cho sự phát triển theo hứng bền vững của cây dược liệu.

4.1.1.2. Định hướng phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu của Việt Nam

Về bảo tồn và khai thác dược liệu tự nhiên

- Quy hoạch các vùng rừng, các vùng có dược liệu tự nhiên ở 8 vùng dược liệu trọng điểm bao gồm Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên

hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ để lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu, đạt khoảng 2.500 tấn dược liệu/năm.

- Xây dựng 05 vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia đại diện cho các vùng sinh thái, là nơi tập trung, bảo tồn và trồng mới nhiều loài cây thuốc được thu thập ở các địa phương khác nhau, đại diện cho vùng khí hậu đặc trưng để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phát triển dược liệu. Phấn đấu đến năm 2020 bảo tồn được 50% và năm 2030 là 70% tổng số loài dược liệu của Việt Nam.

- Tập trung bảo hộ, bảo tồn nguồn gen đặc hữu, bản địa, có giá trị và có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Từng bước bảo vệ an toàn số loài cây thuốc đang có nguy cơ tuyệt chủng để phát triển bền vững trong tự nhiên.

- Ngăn chặn hiệu quả nguồn gen bản địa bị đánh cắp và đưa ra nước ngoài trái pháp luật.

Về phát triển trồng cây dược liệu

- Quy hoạch phát triển 54 loài dược liệu thế mạnh của 8 vùng sinh thái phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây thuốc để đến năm 2020 đáp ứng được 60% và đến năm 2030 là 80% tổng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước, tăng cường khả năng xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước.

- Xây dựng các vùng trồng dược liệu tập trung phù hợp với từng vùng sinh thái, có quy mơ đáp ứng nhu cầu thị trường; phấn đấu đến năm 2020 xây dựng quy trình và trồng 60 loài dược liệu và đến năm 2030 là 120 loài dược liệu tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP).

Về Phát triển nguồn giống dược liệu

- Phấn đấu cung cấp đủ giống dược liệu cho nhu cầu trồng và phát triển dược liệu ở quy mô lớn. Đến năm 2020 cung ứng được 60% và đến năm 2030 là 80% giống dược liệu sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao.

- Phục tráng, nhập nội, di thực, thuần hóa và phát triển các giống dược liệu có nguồn gốc là vị thuốc bắc sử dụng nhiều trong y học cổ truyền.

- Nghiên cứu chọn, tạo các giống dược liệu mới có năng suất và chất lượng cao, đặc tính tốt, phù hợp với từng vùng sinh thái phục vụ sản xuất dược liệu.

Tăng dần tỷ lệ nguyên liệu được tiêu chuẩn hóa (cao chiết, tinh dầu, bột dược liệu) trong nhà máy sản xuất thuốc theo nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP-WHO), phấn đấu đến năm 2020, đáp ứng được 80% và đến năm 2030 đạt 100% nguyên liệu được tiêu chuẩn hóa phục vụ cho các nhà máy sản xuất thuốc trong nước.

Nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm dược liệu

Tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, có sức cạnh tranh trên thị trường. Quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, sử dụng quy trình kỹ thuật (GACP), công nghệ sạch, thân thiện với môi trường và ít gây ô nhiễm.

Đầu tư cho sơ chế, chế biến và chiết xuất dược liệu

Đầu tư xây dựng các nhà máy sơ chế, chế biến, chiết xuất dược liệu, các trung tâm kinh doanh dược liệu để tạo lập thị trường thuận lợi cho việc cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

4.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển cây dược liệu theo hướng bền

vững của tỉnh Lào Cai

4.1.2.1. Quan điểm

Theo quyết định số 4478/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Lào Cai về “Phê duyệt Quy hoạch phát triển dược liệu tỉnh Lào cai đến năm 2020

và tầm nhìn đến năm 2030”, quan điểm chung về phát triển cây dược liệu tại tỉnh Lào

Cai đã được nêu rõ:

- Phát triển cây dược liệu hàng hóa theo hướng ổn định, lâu dài với quy mô diện tích lơn, tập trung, chuyên canh trên cơ sở khai thác các lợi thế về: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thị trường, phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan. - Phát triển cây dược liệu gắn với bảo tồn, phát triển các nguồn gen quý hiếm phát huy nghề truyền thống và góp phần cải thiện đời sống đồng bào vùng cao.

- Phát triển dược liệu hàng hóa phải gắn với thị trường tiêu thụ và công nghệ chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng đảm bảo an toàn và chất lượng, đáp ứng tiêu chuản thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP) khi tiêu thụ trên thị trường, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ đầu tư cho khoa học- công nghệ để nâng cao sản xuất, chất lượng sản phẩm dược liệu từ khâu trồng trọt, thu hái và chế biến sản phẩm

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu

Như vậy quan điểm phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững tại tỉnh Lào Cai tập trung vào 02 mảng chính bao gồm (1) phát triển hàng hóa cây dược liệu và (2) bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên dược liệu. Để phát triển hàng hóa, cần có sự phát triển đồng bộ về thị trường tiêu thụ, công nghệ chế biến, cơ cấu sản phẩm và chất

lượng sản phẩm, trong đó nhà nước giữ vai trò quản lý và hỗ trợ đầu tư cho khoa học công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển dược liệu, đặc biệt là các doanh nghiệp dược. Đối với vấn đề bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, quan điểm chung của tỉnh Lào Cai là phát triển và duy trì nguồn gen giống cũng như bảo tồn các loại cây dược liệu tự nhiên, đặc biệt các loài cây dược liệu đang có nguy cơ tuyệt chủng.

4.1.2.2. Định hướng phát triển cây dược liệu tại tỉnh Lào Cai theo hướng bền vững

- Ưu tiên quy hoạch phát triển 10 chủng loại cây dược liệu có thế mạnh về thị trường tiêu thụ trên cơ sở khai thác các điều kiện của các tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới và rừng tự nhiên. Tổng diện tích quy hoạch đạt 1.200 ha, sản lượng đạt khoảng 5-5,5 nghìn tấn/năm, trong đó:

• Trồng trên đất cây hàng năm 730 ha, kết hợp trồng xen cây dược liệu trên đất rừng 470 ha, từng bước tăng giá trị sử dụng đất của vùng quy hoạch.

• Nâng cao vai trị quản lý của nhà nước trong công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu 60% sản lượng cây dược liệu được tổ chức theo chuỗi khép kín từ quản lý sản xuất đến tiêu thụ và chế biến sản phẩm, từng bước tạo đầu ra ổn định trên thị trường.

- Trên 60% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu

chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của tổ chức Y tế Thế giới (GACP)

- Mở rộng diện tích và chủng loại dược liệu hàng hóa có ưu thế trên địa bàn tỉnh

Lào Cai lên 22 chủng loại chính với diện tích đạt 3.700 ha, sản lượng đạt khoảng 11- 11,5 nghìn tấn/năm. Trong đó:

• Trồng trên đất cây hàng năm 1.950 ha, kết hợp trồng xen cây dược liệu trên đất rừng 1.750 ha, từng bước tăng giá trị sử dụng đất của vùng quy hoạch

• Nâng cao vai trị quản lý nhà nước trong cơng tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu 100% sản lượng cây dược liệu được tổ chức theo chuỗi khép kín từ quản lý sản xuất đến tiêu thị và chế biến sản phẩm, từng bước tạo đầu ra ổn định trên thị trường

• 100% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP) Như vậy định hướng cụ thể của tỉnh Lào cao từ nay đến năm 2030 nhằm phát triển hàng hóa cây dược liệu, tăng diện tích trồng trọt áp áp dụng tiêu chuẩn GACP cho cây dược liệu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để ổn định đầu ra.

4.1.3. Quan điểm và định hướng phát triển cây dược liệu theo hướng bền

vững của luận án

Dựa trên nhưng quan điểm phát triển cây dược liệu của nhà nước và của tỉnh Lào cai, căn cứ và việc phát hiện những hạn chế trong phát triển cây dược liệu ở tỉnh Lào cai thời gian qua, luận án đưa ra quan điểm và mục tiêu phát triển xây dược liệu theo hướng bền vững như sau:

4.1.3.1. Quan điểm

Căn cứ vào quan điểm chung về PTTHBV của Việt Nam, của tỉnh Lào Cai và kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả đưa ra quan điểm về phát triển theo hướng bền vững của cây dược liệu tại tỉnh Lào Cai như sau:

Thứ nhất, phát triển cây dược liệu được coi là định hướng chính trong phát triển nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh Lào cai.

Thứ hai, phát triển cây dược liệu phải tính đến các yếu tố bền vững, đảm tính lâu dài, phải gắn với các vấn đề về kinh tế, xã hội và mơi trường. Hay nói cách khác phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu phải gắn với việc duy trì, bảo tồn và mở rộng đối với cây dược liệu tự nhiên, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường sự lan tỏa tích cực đến xã hội và môi trường.

Thứ ba, phát triển cây dược liệu gắn với chuỗi sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia, trong đó ưu tiên sự tham gia của doanh nghiệp, tăng cường sự tham gia liên kết của các hiệp hội, người tiêu dùng, tiến tới xây dựng thương hiệu và nâng cao sự cạnh tranh cho sản phẩm dược liệu tại tỉnh Lào Cai.

Thứ tư, phát triển cây dược liệu gắn với phát triển cộng đồng dân cư, góp phần tăng thu nhập, tạo cơng ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và giữ gìn các giá trị về tri thức bản địa.

Thứ năm, nhà nước phải có các cơ chế và chính sách hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của cây dược liệu như đầu tư nghiên cứu về khoa học cơng nghệ, các chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai và nguồn nhân lực.

4.1.3.2. Định hướng phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững

- Xây dựng các chính sách riêng cho công tác bảo tồn cây dược liệu tự nhiên. Áp dụng nhiều hình thức bảo tồn hiện đại với kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn.

- Nâng cao hiệu quả của việc quản lý rừng, giảm tỷ lệ phá rừng tự nhiên có cây dược liệu

- Mở rộng theo lộ trình quy hoạch diện tích trồng các loại cây dược liệu có thế mạnh - Nhà nước tiếp tục đầu tư cho cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật và phát triển nguồn gen và giống cho cây dược liệu

- Đầu tư vào khâu sơ chế, chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm

- Mở rộng đầu ra cho cây dược liệu nhằm đảm bảo thu nhập ổn định cho người nông dân.

- Tăng cường quản lý quy trình canh tác dược liệu, đặc biệt là về thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học, xây dựng các cơ sở xử lý rác thải nông nghiệp, khuyến khích và tăng cường các hộ dân trồng dược liệu sạch, dược liệu theo tiêu chuẩn GACP.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 154 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)