Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 97 - 105)

tỉnh Lào Cai năm 2015

TT Loại cây Tình hình sản xuất, tiêu thụ Phương thức sản xuất Phương thức tiêu thụ Ghi chú 1 Cây Actiso - Hình thức sản xuất: Hộ gia đình; Doanh nghiệp dược thu mua hỗ trợ về giống, vật tư và đầu ra cho sản phẩm

- Quy mô diện tích/hộ: - 100 -1.000 m2/hộ

- Hộ gia đình tự bán lẻ: 0% sản lượng - Bán bn: 100% sản lượng. - Đối tượng mua buôn: Công ty

dược, Tư thương.

2 Sa nhân tím

- Hình thức sản xuất: Hộ gia đình - Quy mơ diện tích/hộ:

- 5000 -50000 m2/hộ

- Hộ gia đình tự bán lẻ: 5% sản lượng - Bán buôn: 95% sản lượng. - Đối tượng mua buôn: Tư

thương, chủ yếu là tư thương có nguồn gốc từ Trung Quốc.

3 Xuyên

Khung

- Hình thức sản xuất: Hộ gia đình; Doanh nghiệp dược thu mua hỗ trợ về giống, vật tư

- Quy mô diện tích/hộ: 200 -5.000 m2/hộ

- Hộ gia đình tự bán lẻ: 0% sản lượng - Bán buôn: 100% sản lượng. - Đối tượng mua buôn: Công ty

TT Loại cây Tình hình sản xuất, tiêu thụ Phương thức sản xuất Phương thức tiêu thụ Ghi chú 4 Tam Thất - Hình thức sản xuất: Hộ gia đình, doanh nghiệp;

- Quy mơ diện tích/hộ: - 1000 -50000 m2/hộ /cơ sở

- Hộ gia đình tự bán lẻ: 15% sản lượng - Bán buôn: 85% sản lượng. - Đối tượng mua bn: tư thương.

5 Đương Quy

- Hình thức sản xuất: Hộ gia đình; Doanh nghiệp dược thu mua hỗ trợ về giống, vật tư

- Quy mô diện tích/hộ: - 100 -500 m2/hộ

- Hộ gia đình tự bán lẻ: 5% sản lượng - Bán buôn: 95% sản lượng. - Đối tượng mua buôn: tư

thương; doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư.

6 Chè dây

- Hình thức sản xuất: Hộ gia đình; Doanh nghiệp dược thu mua hỗ trợ về giống, vật tư

- Quy mơ diện tích/hộ: - 1000 -20.000 m2/hộ

- Hộ gia đình tự bán lẻ: 5% sản lượng - Bán buôn: 95% sản lượng. - Đối tượng mua buôn: Tư thương.

7 Gừng

- Hình thức sản xuất: Hộ gia đình; Doanh nghiệp dược thu mua hỗ trợ về giống, vật tư

- Quy mơ diện tích/hộ: - 500 -10000 m2/hộ

- Hộ gia đình tự bán lẻ: 5% sản lượng - Bán buôn: 95% sản lượng. - Đối tượng mua buôn: tư

thương; doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư.

8 Nghệ vàng

- Hình thức sản xuất: Hộ gia đình; Doanh nghiệp dược thu mua hỗ trợ về giống, vật tư

- Quy mơ diện tích/hộ: - 1000 -20.000 m2/hộ

- Hộ gia đình tự bán lẻ: 5% sản lượng - Bán buôn: 95% sản lượng. - Đối tượng mua buôn: Tư

thương; doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư. 9 Nhóm cây thuốc tắm của người dao đỏ - Hình thức sản xuất: Hộ gia đình; nhóm hộ gia đình và thành lập Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh cây thuốc tắm.

- Quy mơ diện tích/hộ: - 5000 -50.000 m2/hộ

- Hộ gia đình tự bán lẻ: 5% sản lượng - Bán buôn: 95% sản lượng. - Đối tượng mua buôn: Tư

thương; doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư.

Về tình hình sơ chế, bảo quản, chế biến các điều kiện cơ sở vật chất liên quan đến sản xuất cây dược liệu

Tình hình sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm dược liệu trên địa bàn tỉnh vẫn ở mức đơn giản, thô sơ chủ yếu là sơ chế sản phẩm thơ rồi bán ra thị trường. Chỉ có 2 chủng loại là: cây Actiso (cô đặc thành bánh cao Actiso) và nhóm cây thuốc tắm của người Dao đỏ (chế biến thành 5 sản phẩm thuốc tắm, thuốc bôi...) để tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao hơn. Thực tế phỏng vấn các chuyên gia sản xuất dược liệu tại địa phương cho thấy, các cơ sở sơ chế ở địa phương còn rất hạn chế. Ví dụ, tại Huyện Bắc Hà hiện nay có 121,8 ha dược liệu trong đó Actiso 38 ha, Đương quy 64 ha, Đan sâm, 6,8 ha và Cát cánh, 13 ha. Tuy nhiên cả huyện chỉ có 02 HTX sơ chế dược liệu là HTX Long Bình - xã Lùng Phình và HTX Nơng nghiệp Na Hối - xã Na Hối, chủ yếu phục vụ cho sơ chế cây Actiso. Thực trạng thiếu các cơ sở sơ chế đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, các cơ sơ chế biến đủ điều kiện, các kho chứa hàng, chưa thành phẩm hiện đại là một hạn chế rất lớn trong vấn đề phát triển cây dược liệu. Đa phần các cây dược liệu phải thu mua tươi tại vườn và bán thô cho các doanh nghiệp hoặc tiểu thương nên giá thành chưa được cao. Một số loại cây có giá trị y học cao như Đương quy và Cát cánh nếu bán thô không hết sẽ được người dân đem ra chợ bán và sử dụng như các loại rau thông thường nên giá thành giảm.

Bảng 3.16: Tình hình sơ chế, bảo quản, chế biến cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2015

TT Chủng loại

Tình hình sơ chế, bảo quản, chế biến Phương thức sơ chế, bảo quản Phương thức chế biến Cơ sở hạ tầng và tổ chức thực hiện 1 Cây Actiso - Cách thức: thủ cơng - Hình thức sơ chế, bảo quản: + Loại bỏ lá, quả hỏng; phân loại lá, quả theo độ tươi + Bó, đóng xọt đem bán Xấy khơ, nấu cao đóng bánh và xuất bán cho người tiêu dùng, công ty dược

- Vườn ươm cây giống: Duy nhất tại Bắc Hà đã có một phần diện tích trồng Actiso được sản xuất trong vườn ươm do Trạm khuyến nông thực hiện.

- Khu vực tập kết, bảo quản: chưa có

- Tổ chức thực hiện: có mối liên hệ giữa công ty dược và các hộ gia đình sản xuất

TT Chủng loại

Tình hình sơ chế, bảo quản, chế biến Phương thức sơ chế, bảo quản Phương thức chế biến Cơ sở hạ tầng và tổ chức thực hiện 2 Sa nhân tím - Cách thức: thủ cơng - Hình thức sơ chế, bảo quản: + Loại bỏ quả hỏng; phơi khô hoặc phân loại phẩm cấp hạt + Đóng gói đem bán

Chưa có

- Vườn ươm: chưa có - Khu vực tập kết, bảo quản: chưa có

- Tổ chức thực hiện: đơn lẻ theo hộ gia đình sản xuất

3 Xuyên Khung - Cách thức: thủ cơng - Hình thức sơ chế, bảo quản: + Loại bỏ củ hỏng + Đóng gói đem bán hoặc phơi khơ đem bán

Chưa có

- Vườn ươm cây giống: chưa có

- Khu vực tập kết, bảo quản: chưa có

- Tổ chức thực hiện: có mối liên hệ giữa công ty dược, đơn vị thu mua và hộ gia đình sản xuất 4 Tam thất - Cách thức: thủ cơng - Hình thức sơ chế, bảo quản: + Loại bỏ hoa, củ hỏng + Đóng gói đem bán hoặc phơi khơ đem bán

Chưa có

- Vườn ươm cây giống: chưa có

- Khu vực tập kết, bảo quản: chưa có

- Tổ chức thực hiện: có mối liên hệ giữa cơng ty dược và các hộ gia đình sản xuất 5 Đương quy - Cách thức: thủ cơng - Hình thức sơ chế, bảo quản: + Loại bỏ củ hỏng + Đóng gói đem bán hoặc phơi khơ đem bán

Chưa có

- Vườn ươm cây giống: chưa có

- Khu vực tập kết, bảo quản: chưa có

- Tổ chức thực hiện: có mối liên hệ giữa công ty dược và các hộ gia đình sản xuất 6 Chè dây - Cách thức: thủ cơng - Hình thức sơ chế, bảo quản: + Loại bỏ lá, thân cây bị hỏng, + Đóng gói bán tươi hoặc phơi khơ đem bán

Chưa có

- Vườn ươm cây giống: chưa có

- Khu vực tập kết, bảo quản: chưa có

- Tổ chức thực hiện: có mối liên hệ giữa công ty dược TraPhaco và các hộ gia đình sản xuất

TT Chủng loại

Tình hình sơ chế, bảo quản, chế biến Phương thức sơ chế, bảo quản Phương thức chế biến Cơ sở hạ tầng và tổ chức thực hiện 7 Gừng - Cách thức: thủ cơng - Hình thức sơ chế, bảo quản: + Loại bỏ củ hỏng + Đóng bao đem bán Chưa có

- Vườn ươm cây giống: chưa có

- Khu vực tập kết, bảo quản: chưa có

- Tổ chức thực hiện: có mối liên hệ giữa công ty dược và các hộ gia đình sản xuất 8 Nghệ vàng - Cách thức: thủ cơng - Hình thức sơ chế, bảo quản: + Loại bỏ củ hỏng + Đóng bao đem bán Chưa có

- Vườn ươm cây giống: chưa có

- Khu vực tập kết, bảo quản: chưa có

- Tổ chức thực hiện: có mối liên hệ giữa công ty dược và các hộ gia đình sản xuất 9 Nhóm cây thuốc tắm của người dao đỏ - Cách thức sản xuất: thủ công - Hình thức sơ chế, bảo quản: Phơi khơ, đóng bao đem bán - Phơi khơ - Chưng cất tinh dầu, đóng chai đem bán

- Vườn ươm cây giống: có 1 vườn ươm cây giống của cơng ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa SAPA-NaPRO

- Khu vực tập kết, bảo quản: có

- Tổ chức thực hiện: có mối liên hệ giữa công ty cổ phần kinh doanh sản phẩm bản địa và các hộ gia đình sản xuất

Nguồn: Báo cáo phát triển dược liệu tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Hiệu quả kinh tế sản xuất một số loại cây dược liệu chính trên địa bàn

So với việc trồng các loại cây nông nghiệp khác như lúa, ngơ, khoai sắn có thể nói cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Nếu như trồng ngơ và lúa mỗi năm trung bình mang lại cho người nơng dân thu nhập bình qn từ 6,6 triệu đồng đến 10 triệu đồng trên 1ha thì cây dược liệu tạo ra thu nhập bình quân từ 7,5 triệu đến 45 triệu/1ha, cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa, ngô, đảm bảo thu nhập bình quân đạt trên 3,8 triệu đồng/tháng/hộ

Bảng 3.17: Hiệu quả kinh tế một số chủng loại cây dược liệu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2015

TT Chủng loại Năng suất BQ (tấn/ha) (Triệu đồng/tấn) Giá bán BQ (Triệu đồng) Tổng thu

I Tổng doanh thu 1 Actiso 120,0 32 2,0 64,0 Hoa 0,3 20,0 6,0 Củ tươi 2 10,0 20,0 Hạt giống 0,001 30.000,0 30,0 2 Sa nhân tím 1,6 35 56,0 3 Đương quy 7,2 18 129,6 4 Xuyên khung 6 14 84,0 5 Ý Dĩ 2,5 5 12,5 6 Ngô 3,1 6 18,6 II Tổng chi phí 1 Actiso 85,5 2 Sa nhân tím 28,0 3 Đương quy 86,0 4 Xuyên khung 47,0 5 Ý dĩ 5 6 Ngô 12

III Lợi nhuận bình quân

1 Actiso 34,5 2 Sa nhân tím 28,0 3 Đương quy 43,6 4 Xuyên khung 37,0 5 Ý dĩ 7,5 6 Ngô 6,6

Như vậy, ta có thể thấy cây dược liệu trên địa bàn tỉnh là cây trồng có giá trị kinh tế cao, cao hơn so với các cây trồng truyền thống như ngô, lúa và một số cây trồng khác. Với kết quả như vậy có thể khẳng định đây là đối tượng cây trồng cần đẩy mạnh phát triển theo hướng sản xuất bền vững, từng bước đem lại thu nhập ngày càng cao cho người sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Các chính sách hỗ trợ cho sản xuất cây dược liệu tại địa phương

Từ năm 2012, tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều mơ hình phát triển sản xuất cây dược liệu với các nguồn kinh phí khác nhau bao gồm 02 loại chính nguồn vốn trung ương và nguồn vốn địa phương. Cụ thể như sau

- Nguồn kinh phí từ trung ương (Bộ khoa học cơng nghệ, bộ NN&PTNT) được triển khai qua hai mơ hình:

- Mơ hình khuyến nơng: hỗ trợ tồn bộ kinh phí đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ 50% giống, 40% vật tư phân bón.

- Mơ hình ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất cây dược liệu được hỗ trợ như sau: hỗ trợ 50% kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật mới; 50% giống và 40% vật tư phân bón

Nguồn kinh phí từ tỉnh (từ các huyện và tỉnh):

Hiện nay tỉnh Lào Cai mới ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho phát triển sản xuất cây dược liệu tại Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 25/9/2015 về việc Ban hành quy định về chính sách đặc thù khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2015 -2020. Trong đó có cây dược liệu với mức hỗ trợ là 15 triệu đồng/ha cho vùng có quy mơ từ 50 ha trở lên.

Một số huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai hàng năm cũng có chính sách nhằm hỗ trợ sản xuất cây dược liệu.

• Điển hình là huyện Bắc Hà đã xây dựng riêng đề án phát triển sản xuất cây dược liệu từ năm 2014 đến nay với mức hỗ trợ 100% cây giống ban đầu và 50% lượng phân bón...

• Huyện Bát Xát đã sử dụng nguồn kinh phí từ hỗ trợ phát triển sản xuất và tiền các chương trình 135 để hỗ trợ 100% giống cho các hộ có nhu cầu phát triển cây dược liệu.

• Huyện Sa Pa đã sử dụng nguồn vốn từ Bộ Khoa học công nghệ để xây dựng vùng trồng và chế biến cây thuốc tắm của người Dao đỏ.

Các chính sách hỗ trợ phát triển và sự đầu tư của các cấp chính quyền đã tạo ra một động lực lớn cho việc phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

3.3.2.4. Phân tích thực trạng phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững tại tỉnh Lào Cai.

A. Các tiêu chí phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững tại tỉnh Lào Cai Như chương 2 luận án đã trình bày, các tiêu chí đánh giá phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu được chia làm 04 nhóm: (1) duy trì, bảo tồn và mở rộng về quy mô và số lượng, (2), nâng cao hiệu quả sản xuất, (3) tăng cường lan tỏa tích cực đến xã hội và (4) tăng cường lan tỏa tích cực đến mơi trường.

- Duy trì, bảo tồn và mở rộng quy mô và số lượng

Hiện nay công tác bảo tồn cây dược liệu tự nhiên được Tỉnh Lào Cai thực hiện tại 03 khu bảo tồn với tổng diện tích 73,43 nghìn ha chiếm 27,42% tổng diện tích rừng tự nhiên của toàn tỉnh. So với năm 2002, diện tích rừng được quy hoạch trong các khu bảo tồn đã tăng lên 2,5 lần, từ 01 khu bảo tồn là Vườn quốc gia Hoàng Liên, Lào cai đã thành lập thêm 02 khu bảo tồn nữa là khu bảo tồn Hoàng Liên-Văn Bàn và khu bảo tồn Bát Xát. Số loài cây dược liệu được quản lý và theo dõi trong các khu bảo tồn của tỉnh cũng rất đa dạng và phong phú. Tại vường quốc gia Hồng Liên có 754 lồi dược liệu được theo dõi, trong đó có 66 lồi thuộc sách đó chiếm 46% số loài cây dược liệu trong sách đỏ của cả nước. Tại khu bảo tồn thiên nhiên Văn Bàn, số cây dược liệu được theo dõi và quản lý là 469 lồi, trong đó có 16 lồi thuộc sách đỏ, chiếm 11,11% số loài dược liệu sách đỏ của cả nước. Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát đang theo dõi 357 lồi cây dược liệu trong đó có 44 loài thuộc sách đỏ, chiếm 30% tổng số loài cây dược liệu thuộc sách đỏ của cả nước. Tính cả 03 khu bảo tồn, số loài cây dược liệu trong sách đỏ được bảo tồn nguyên vị chiếm 87,5% tổng số loài cây dược liệu trong sách đỏ của cả nước. Hiện nay Vườn quốc gia Hoàng Liên đã trồng chuyển vị được 06 loài cây thuộc sách đỏ, chiếm 10% tổng số loài cây thuộc sách đỏ thuộc vườn quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 97 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)