Các cơ quan nhà nước tham gia quản lý nước cây dược liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 68 - 69)

STT Các cơ quan quản lý nhà nước Chức năng quản lý

1 Bộ y tế (viện dược liệu) Quản lý dược liệu dùng làm thuốc 2 Bộ Nông nghiệp và phát triển

nông thôn (Tổng cục lâm nghiệp)

Quản lý nuôi trồng cây thuốc, quản lý rừng (trong đó có thực vật và động vật làm thuốc)

3 Bộ công thương Quản lý việc buôn bán, xuất nhập khẩu dược liệu trong đó có cây dược liệu 4 Bộ khoa học và công nghệ Quản lý về nghiên cứu, công nghệ và

tiêu chuẩn hóa

5 Bộ Tài chính (Tổng cục hải quan) Quản lý và giám sát việc nhập khẩu dược liệu tại cửa khẩu

6 Bộ Quốc phòng (Bộ đội biên phòng) Phối hợp quản lý dược liệu nhập lậu qua đường tiểu ngạch tại các vùng biên giới 7 Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành

phố trực thuộc TƯ

Quy hoạch vùng nuôi trồng và chỉ đạo nuôi trông và khai thác cây dược liệu trên địa bàn

Như vậy, hiện nay việc quản lý nhà nước về dược liệu tại Việt Nam vẫn đang có sự chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công thương, điều này gây ra rất nhiều khó khăn, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về cây dược liệu. Do đó cần phải có sự phối hợp liên ngành chặt chẽ, thống nhất giữa các bộ ngành có liên quan.

3.2.2. Tiềm năng tài nguyên cây dược liệu tại Việt Nam

Việt Nam có 54 dân tộc anh em sống trải dài trên toàn đất nước từ Bắc tới Nam với những nét văn hóa rất riêng. Theo điều tra về tri thức bản địa, đã thu thập các cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và bài thuốc của đồng bào dân tộc: H’Mông (Lào Cai), Mường (Thanh Hóa, Hịa Bình, n Bái, Nghệ An), Dao (Ba Vì, Lào Cai, Hịa Bình, Vĩnh Phúc), Ka Tu (Thừa Thiên Huế), Vân Kiều (Tây Nguyên), Tày (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên), Nùng (Lạng Sơn), Sán Dìu (Vĩnh Phúc), Khơ Me (An Giang). Đã tổng hợp được danh lục các loài cây thuốc của 15 dân tộc lớn trên cả nước. Thu thập và sưu tầm được 1.296 bài thuốc dân gian chữa bệnh của cộng đồng các dân tộc, những bài thuốc này đã phục vụ cho việc nghiên cứu sàng lọc, nghiên cứu phát triển tạo sản phẩm phục vụ cơng tác phịng chống bệnh tật, song những thành phẩm này ở dạng nguyên liệu thơ, chưa thành hàng hóa nên sức cạnh tranh kém.

Với hơn 3.200 km bờ biển và thềm lục địa rộng lớn, Việt Nam cịn có kho báu gồm hàng ngàn lồi sinh vật biển làm thuốc quý giá chưa có điều kiện nghiên cứu khai thác một cách hiệu quả. Điều này cũng đã cho thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú. Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc các vùng nhiệt đới - nơi chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao chưa được khám phá hết. Bên cạnh đó, cộng đồng các dân tộc ở nước ta có vốn tri thức bản địa sử dụng các loài động vật, thực vật và khoáng vật làm thuốc phong phú và đa dạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)