Khái niệm về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 42 - 50)

2.1. Khái niệm cơ bản về phát triển và phát triển theo hướng bền vững

2.1.3. Khái niệm về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

Do cây dược liệu được xếp vào cây nông nghiệp vì vậy phần dưới đây tác giả trình bày về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững để làm cơ sở xây dựng khung phân tích phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững.

2.1.3.1. Nội hàm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

Ngày nay, quan niệm PTTHBV không chỉ được áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế nói chung mà cịn được áp dụng cho các ngành nghề nói riêng, trong đó phát triển nơng nghiệp theo hướng bền vững là một khái niệm được nghiên cứu rất rộng rãi do những vấn đề ngày một nổi cộm của lĩnh vực nơng nghiệp như khí hậu nóng lên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm, sói mịn đất và mất đa dạng sinh học (Burch và cộng sự, 2007; Godfray và cộng sự, 2010; Moss, 2008; Pretty, 2008). Hiện tại, có hơn 70 định nghĩa về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững (Phạm Văn Lương, 2014) do quan niệm về nông nghiệp theo hướng bền vững khá mơ hồ và thường được điều chỉnh theo các phương thức đánh giá (Bell và Morse, 2013) nên còn nhiều điều chưa được thống nhất về quan niệm này. Theo FAO (1990): "Phát triển nông nghiệp theo

hướng bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội”.

Maureen (1990) cho rằng khơng thể có khn mẫu chung cho phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở các vùng khác nhau, các trang trại khác nhau do nông nghiệp theo hướng bền vững tương ứng với nơng nghiệp linh hoạt, chứa đựng các loại hình canh tác đa dạng, trong đó mỗi loại hình có khả năng thích ứng với

một kiểu trang trại cụ thể trong những điều kiện cụ thể về điều kiện tự nhiên, đất đai và con người. Mollison và Slay (1994) cho rằng “nông nghiệp theo hướng bền

vững” là một hệ thống được thiết kế để ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người mà khơng bóc lột đất đai, khơng làm ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp theo hướng bền vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật ni kết hợp với đặc trưng của cảnh quan và cấu trúc, trên những diện tích đất sử dụng thấp nhất, nhờ vậy con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn tài nguyên phong phú trong thiên nhiên một cách bền vững mà không liên tục hủy diệt sự sống trên trái đất. Đồng quan điểm trên, Swaminathan (2006) cho rằng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững phải đạt được tính hiệu quả trường tồn mà khơng làm phương hại đến môi trường sinh thái và xã hội. Tại các quốc gia đang phát triển, một nguyên tắc quan trọng của phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là đạt được mục tiêu hiệu quả lâu dài trong khi vẫn bảo tồn được các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất và nước (Zhen và Routray, 2003).

2.1.3.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển nơng nghiệp theo hướng bền vững

Như ta đã biết, nội hàm của phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững xoay quanh 03 trụ cột bao gồm kinh tế, xã hội và mơi trường. Để cụ thể hóa 03 trụ cột của khái niệm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, các nhà khoa học trên thế giới đã dày công xây dựng bộ tiêu chí đánh giá bao gồm 03 nhóm: (1) nhóm các tiêu chí về mơi trường, (2) nhóm các tiêu chí về kinh tế và (3) nhóm các tiêu chí về xã hội, cụ thể như sau:

Nhóm các tiêu chí về mơi trường tập trung đánh giá hai nguồn tài nguyên quan

trọng nhất của nơng nghiệp đó là đất và nước. Do đó tiêu chí mơi trường thường quan tâm đến quản lý phân bón, quản lý nguồn nước và quản lý sâu bệnh. Các tiêu chí mơi trường cụ thể hơn bao gồm độ phì nhiêu của đất (Speelman và cộng sự, 2007); mức độ sử dụng phân bón hóa học (OECD, 2001; Praneetvatakul và cộng sự, 2001); sử dụng thuốc trừ sâu (WHO, 2003; Praneetvatakul và cộng sự, 2001); mức độ xuất hiện của sâu bệnh (Praneetvatakul và cộng sự, 2001), dịch bệnh và hiệu quả sử dụng nguồn nước (OECD, 2001) là các tiêu chí được sử dụng phổ biến khi đánh giá nông nghiệp theo hướng bền vững từ khía cạnh mơi trường. Bảng 2.1 dưới đây tóm tắt các tiêu chí mơi trường được sử dụng phổ biến trong các cơng trình nghiên cứu trước đây.

Bảng 2.1: Các tiêu chí mơi trường đánh giá nơng nghiệp theo hướng bền vững

Nhóm các tiêu chí mơi

trường

Cách đo Tài liệu tham khảo

Độ phì nhiêu

của đất

Đo trực tiếp thơng qua các thông số về cấu

trúc vật chất của đất, chất hữu cơ, chất

dinh dưỡng và sói mịn đất; hoặc đo gián

tiếp thông qua năng suất; việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào (phân bón) trong

nơng nghiệp

Praneetvatakul và cộng sự (2001); Pretty và cộng sự (2003); Rasul và Thapa (2004); Roy và Chan (2012)

Sâu bệnh và dịch bệnh

Được đo bằng tần suất xuất hiện của sâu

bệnh và dịch bệnh, hoặc việc sử dụng các biện pháp kiểm soát sâu bệnh

Praneetvatakul và cộng sự (2001); Pretty và cộng sự (2003); Roy và Chan (2012)

Hiệu quả sử dụng nguồn nước

Đo bằng tổng sản lượng nông nghiệp trên

một đơn vị (m khối) nước tưới tiêu

Pretty và cộng sự (2003); Rao và Rogers (2006); Roy and Chan (2012) Tình hình sử

dụng phân bón hóa học

Được đo bằng tỷ lệ sử dụng (kg/ha) OECD (2001); Praneetvatakul và cộng sự (2001); Pretty và cộng sự (2003) Tình hình sử

dụng thuốc trừ sâu hóa học

Đo bằng tỷ lệ sử dụng (lít/Ha) OECD (2001);Praneetvatakul và cộng sự (2001); Pretty và cộng sự (2003)

Nguồn: Tác giả tổng hợp Nhóm các tiêu chí về kinh tế cung cấp thông tin về sản lượng, lợi suất và mức

độ ổn định của hệ thống nơng nghiệp, trong đó sản lượng vụ mùa (Rasul và Thapa, 2004) và thu nhập thuần của nông dân/hộ nông dân/ trang trại (OECD, 2001; Rasul và Thapa, 2004; Roy và cộng sự, 2014; Speelman và cộng sự, 2007) là hai tiêu chí được sử dụng phổ biến.

Bảng 2.2: Nhóm tiêu chí kinh tế đánh giá phát triển nơng nghiệp theo hướng bền vững Nhóm tiêu chí kinh tế Cách đo Tài liệu tham khảo Nhóm tiêu chí kinh tế Cách đo Tài liệu tham khảo

Năng suất cây trồng Tổng sản lượng của vụ mùa Rasul và Thapa (2004); Roy và Chan (2012)

Thu nhập thuần của hộ gia đình/trang trại

Tổng thu nhập trừ chi phí OECD (2001); Rasul và Thapa (2004) ; Speelman và cộng sự (2007); Roy và Chan (2012)

Các tiêu chí về xã hội đánh giá sự lan tỏa tích cực của nơng nghiệp đến xã hội. Các tiêu chí đánh giá phổ biến bao gồm giải quyết việc làm, nâng cao trình độ học vấn và xóa đói giảm nghèo (Nguyễn Văn Hóa, 2013).

Bảng 2.3: Nhóm tiêu chí xã hội đánh giá phát triển nơng nghiệp theo hướng bền vững Nhóm tiêu chí xã hội Cách đo Tài liệu tham khảo Nhóm tiêu chí xã hội Cách đo Tài liệu tham khảo

Giải quyết việc làm Số việc làm mới tăng thêm Nguyễn Văn Hóa (2013)

Xóa đói giảm nghèo Tỷ lệ giảm hộ nghèo Hazell và Wood (2008)

Nâng cao trình độ học vấn Số người được đi học, được đào tạo tăng thêm

OECD (2001)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.1.3.3. Các nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

Tiêu chí đánh giá là cần thiết để đánh giá và theo dõi sự PTTHBV của một hệ

thống nông nghiệp. Các tiêu chí đánh giá thường tập trung vào kết quả hoặc thực trạng của các hệ thống nông nghiệp do đó khơng cho biết nhiều về nguyên nhân dẫn đến các kết quả hay thực trạng của hệ thống nơng nghiệp. Để có thể đưa ra các chính sách và các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững cần phải tìm hiểu thêm về các nhân tố tác động đến sự PTTHBV đó. Từ tổng quan lý thuyết có 05 nhóm nhân tố tác động đến tính bền vững của nơng nghiệp bao gồm: nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên (1); nhân tố chủ thể sản xuất (2); nhân tố chính sách và thể chế (3); nhân tố về liên kết sản xuất (4) và nhóm nhân tố về thị trường (5).

Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên bao gồm chất lượng đất và độ cao của đất, khí hậu, nguồn nước và hiện tượng nóng lên tồn cầu. Theo Nguyễn Văn Hóa (2013), chất lượng đất và độ cao của đất ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng và ổn định năng suất, tuổi thọ và chất lượng cây nông nghiệp (cây cà phê) trong khi đó điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và chất lượng của cây trồng. Bên cạnh đất đai, nguồn nước là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Sự thiếu hụt nguồn nước là nguyên nhân chính dẫn đến giảm hiệu quả năng suất cây trồng trong sản xuất nơng nghiệp. Hiện tượng nóng lên toàn cầu là một trong các vấn đề lớn nhất của nông nghiệp bền vững. Nếu nhiệt độ tăng lên khoảng (1-3oC), nhiều quốc gia đang phát triển ở Châu Phi và Châu Á sẽ phải đối mặt với hiện tượng giảm sản lượng mùa vụ. Hiện tượng nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho các khu vực ẩm ướt trở nên ẩm ướt hơn và các khu vực khô hạn trở nên khô hạn hơn. Nhiệt độ tăng lên cũng dẫn đến hiện tượng đất nông nghiệp ở các quốc gia đang

phát triển bị phá hủy do lũ lụt và xâm ngập mặn. Tác động đầy đủ của biến đổi khí hậu phụ thuộc vào khả năng thích ứng của nơng dân bằng cách chuyển đổi giống cây trồng và lịch trình canh tác (IAASTD 2008).

Bảng 2.4: Nhóm nhân tố địa lý và tự nhiên Nhóm nhân tố địa lý Nhóm nhân tố địa lý

và tự nhiên Cách đo Tài liệu tham khảo

Chất lượng đất Loại đất thích hợp Nguyễn Văn Hóa (2013) Độ cao của đất m so với mực nước biển Nguyễn Văn Hóa (2013)

Nguồn nước Đáp ứng đủ yêu cầu

tưới tiêu

Phạm Văn Lương (2014), Nguyễn Văn Hóa (2013)

Hiện tượng nóng lên Thay đổi nhiệt độ IAASTD (2008); World Bank (2008); Hazell và Wood (2008)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nhóm nhân tố về chủ thể sản xuất phản ánh các khía cạnh liên quan đến người lao động, sự thuận tiện về giao thương và điều kiện kinh tế và xã hội của chủ thể sản xuất, cụ thể như sau:

Nhân tố về người lao động

Các nhân tố này thường xem xét đánh giá về trình độ giáo dục và trình độ khoa học kỹ thuật của chủ thể sản xuất.

Thơng thường trình độ giáo dục của người lao động có tác động tích cực đến năng suất sản xuất nơng nghiệp. Nơng dân có trình độ giáo dục cao có khả năng tiếp cận với thông tin tốt hơn, áp dụng khoa học kỹ thuật mới sớm hơn và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn (Reimers và Klasen, 2013). Nghiên cứu của Odendo và cộng sự (2009) chỉ ra rằng các nơng dân có trình độ giáo dục cao thường có xu hướng ứng dụng các quy trình quản lý độ phì nhiêu của đất, giúp duy trì được độ phì nhiêu của đất và tránh sói mịn. Nơng dân có trình độ giáo dục cao cũng quan tâm hơn đến vấn đề mơi trường và có xu hướng ứng dụng các quy trình bảo vệ mơi trường tốt trong q trình canh tác (Phạm Văn Lương, 2014). Ngược lại, nông dân có trình độ giáo dục thấp thường quan tâm đến vấn đề lợi nhuận trước khi nghĩ tới các vấn đề về bảo tồn đất và môi trường (Reimers và Klasen, 2013). Tuy nhiên theo Phạm Văn Lương (2014), nơng dân có trình độ cao cũng có xu hướng sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và phân hóa học hơn so với nơng dân có trình độ thấp. Điều này là do nơng dân có trình độ cao có thể tiếp cận với nhiều loại thuốc trừ sâu và phân hóa học hơn.

Trình độ khoa học kỹ thuật cũng là một nhân tố quan trọng tác động đến phát triển theo hướng bền vững. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật phù hợp là một nhân tố quan trọng đối với tính hiệu quả của việc sử dụng nước, chất lượng và độ phì nhiêu của đất, quản lý mùa vụ và sâu bệnh. Điều này góp phần làm nâng cao năng suất vụ mùa và tính bền vững (world bank, 2008). Ví dụ, việc ứng dụng quy trình quản lý cơn trùng tích hợp cho thấy thuốc trừ sâu có thể được cắt giảm mà khơng ảnh hưởng đến sản lượng vụ mùa bằng việc áp dụng nông nghiệp kết hợp giữa tưới tiêu và nước mưa (Pontius và cộng sự, 2002). Ngoài ra, các cơng trình nghiên cứu đã cho thấy việc ứng dụng cơng nghệ sinh học cũng góp phần nâng cao sản lượng và tính bền vững của ngành trồng lúa gạo tại các quốc gia đang phát triển (Brar và Khush, 2013).

Sự thuận tiện trong giao thương

Các cơng trình nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng vị trí có thuận tiện gần chợ, gần đường và sự phát triển của hệ thống giao thơng có tác động tích cực đến sự phát triển theo hướng bền vững của nông nghiệp (Teruel & Kuroda, 2005). Theo Phạm Văn Lương (2014), việc ở gần chợ có tác động tích cực đến nâng cao thu nhập của hộ nơng dân, do các hộ có thể dễ dàng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hơn, tiết kiệm chi phí vận chuyển và dễ tiếp cận hơn với các thông tin về giá cả thị trường.

Điều kiện kinh tế và xã hội của chủ hộ

Theo Phạm văn Lương (2014), điều kiện kinh tế xã hội của chủ hộ bao gồm các yếu tố liên quan đến mức sống, thu nhập, khả năng đầu tư nguồn lực cho sản xuất và khả năng huy động vốn. Để đánh giá điều kiện kinh tế và xã hội của chủ hộ, Phạm Văn Lương (2014) dùng 04 chỉ tiêu bao gồm mức đói nghèo, vay vốn, diện tích canh tác và đầu tư cho hệ thống tưới tiêu. Mức độ đói nghèo từ lâu đã được công nhận là một nhân tố làm suy thoái các nguồn tài ngun (Hazell&Wood, 2008). Các cơng trình nghiên cứu trước đây cho rằng các hộ nông dân nghèo thường đánh đổi khả năng sản xuất trong tương lai để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong hiện tại (Phạm Văn Lương, 2014). Vì vậy, sự đói nghèo có tác động tiêu cực đến năng suất cây dược liệu. Theo Phạm văn Lương (2014), khả năng vay vốn, đầu tư vào hệ thống tưới tiêu của người nơng dân có tác động tích cực đến năng suất sản xuất nơng nghiệp vì người nơng dân có thêm vốn đề đầu tư sản xuất và hệ thống tưới tiêu được đầu tư sẽ giúp người nông dân hạn chế được thiệt hại do hạn hán gây ra. Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu của Phạm Văn Lương (2014) lại chỉ ra rằng diện tích canh tác có tác động ngược chiều đến năng suất nông nghiệp do khi canh tác trên quy mơ lớn việc quản lý, kiểm sốt sâu bệnh và chăm sóc cây trồng cũng trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch.

Bảng 2.5: Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể sản xuất

STT Các nhân tố Chỉ tiêu đánh giá Cách đo

1

Đánh giá về người lao

động

1. Trình độ giáo dục Số năm đi học 2. Sự sẵn có của nguồn

nhân lực

Số người đủ tuổi lao động/hộ

3. Trình độ khoa học kỹ thuật của

Có/khơng áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình quản lý kỹ thuật hay sâu bệnh 2 Sự thuận tiện trong giao thương 6. Có gần chợ khơng 0=ở xa chợ 3km trở lên; 1=ở gần chợ từ 3 km trở xuống 7. Vị trí của hộ 0= đồng bằng, 1= vùng núi 3 Điều kiện kinh tế và xã hội của chủ hộ

1. Mức đói nghèo hộ khơng nghèo=0, hộ nghèo=1 2. Vay vốn 0= khơng, 1= có

3. Đầu tư cho hệ thống tưới tiêu 0=khơng, 1=có 4. Tổng diện tích canh tác Mét vng Nguồn: Tác giả tổng hợp Nhóm nhân tố chính sách và thể chế bao gồm khả năng quản trị hành chính cơng và các chính sách đầu tư vào nông nghiệp (Barrett và cộng sự, 2005; Burch và cộng sự, 2007; Lio và Liu, 2008). Tất cả các nhân tố này là các động lực và có tác động đến sự PTTHBV của một hệ thống nông nghiệp.

Bảng 2.6: Nhóm nhân tố về chính sách và thể chế Nhân tố về chính trị và thế chế Tài liệu tham khảo Nhân tố về chính trị và thế chế Tài liệu tham khảo

Khả năng quản lý của các cơ quan nhà nước (yếu hay mạnh)

Lio và Liu (2008), World bank (2008)

Chính sách hỗ trợ và đầu tư của nhà nước vào nơng nghiệp (có/khơng)

Fan và cộng sự (2004), Fan và Chang-

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)