Tổng hợp các tiêu chí đánh giá phát triển cây dược liệu theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 56 - 60)

Bảng 2 : Thống kê số hộ trồng Artiso và Đương quy tại các huyện, Lào Cai

Bảng 2.7 Tổng hợp các tiêu chí đánh giá phát triển cây dược liệu theo hướng

Nhóm các

tiêu chí Tiêu chí cụ thể Cách đo Yêu cầu

I.Duy trì, bảo tồn và mở rộng về quy mô và số lượng

1. Hiện trạng bảo tồn Tỷ lệ diện tích đất trong các khu bảo

tồn/tổng diện tích đất rừng Tăng 2. Tỷ lệ số cây sách đỏ

được bảo tồn nguyên vị

Số cây trong sách đỏ tại các khu bảo

tồn/tổng số cây trong sách đỏ của cả nước Lớn/tăng 3. Tỷ lệ số cây được

bảo tồn chuyển vị

Số cây được trồng chuyển vị/tổng số

cây trong sách đỏ của khu bảo tồn Lớn/tăng 4. Phá rừng có cây

dược liệu

Tỷ lệ diện tích rừng có cây dược liệu

bị phá/tổng diện tích đất rừng/năm Giảm

5.Tỷ lệ tăng diện tích canh tác

(Diện tích canh tác năm sau-diện tích canh tác năm trước)/ diện tích canh

tác năm trước Tăng II.Nâng cao hiệu quả sản xuất cây dược liệu

1. Năng suất Tấn/ha Ổn định/tăng

2. Thu nhập Triệu VNĐ/ha

Cao hơn so với cây nông

nghiệp khác

III.Tăng cường sự lan tỏa tích cực

đến xã hội

1. Tạo việc làm Số việc làm tăng thêm do trồng cây

dược liệu/năm Tăng

2.Xóa đói giảm nghèo Tỷ lệ hộ nghèo Giảm

IV.Tăng cường sự lan tỏa tích cực đến mơi trường

1. Chất đất sau canh tác So sánh chất đất trước và sau canh tác

theo mức độ suy giảm, ổn định và tốt lên Ổn định/tăng 2. Mức độ sử dụng

nguồn nước

So sánh với lượng nước sử dụng trong canh tác cây lúa và ngô theo mức độ it

hơn, bằng nhau và nhiều hơn

Ít hơn so với cây nơng nghiệp khác

3. Sử dụng phân hóa học Kg/ha/năm

Ít hơn so với cây nơng nghiệp khác

4. Sử dụng phân hữu cơ Tấn/ha/năm

Nhiều hơn so với cây nông nghiệp khác 5. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Lít/ha/năm Ít hơn so với cây nông nghiệp khác

2.2.2.3. Các nhân tố tác động đến phát triển của cây dược liệu theo hướng bền vững

Có 05 nhóm nhân tố tác động đến sự phát triển theo hướng bền vững của cây dược liệu bao gồm: (1) nhân tố về điều kiện tự nhiên; (2) nhân tố thuộc chủ thể sản xuất, (3) nhân tố chính sách và thể chế, (4) nhân tố liên kết trong tổ chức sản xuất và (5) nhân tố thị trường.

Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

Đối với cây dược liệu, điều kiện tự nhiên bao gồm loại đất, độ cao của đất và điều kiện nhiệt độ là các nhân tố tự nhiên rất quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất cây trồng. Theo đánh giá của Bộ y tế trong danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015-2020 có 57 lồi cây dược liệu phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, trong đó tỉnh Lào Cai có điều kiện tự nhiên phù hợp với 18 loài cây dược liệu. Ở vùng núi phía Bắc như tỉnh Lào Cai, cây dược liệu thường phù hợp với các loại đất feralit đỏ vàng, độ cao từ 800 m trở lên và khí hậu mát quanh năm.

Nhóm nhân tố thuộc chủ thể sản xuất

Dựa trên khung lý thuyết về phát triển theo hướng bền vững nông nghiệp và phỏng vấn các chuyên gia trong ngành, tác giả sử dụng 09 nhân tố bao gồm trình độ giáo dục, trình độ khoa học kỹ thuật, gần chợ, vị trí hộ, mức đói nghèo, vay vốn, đào tạo, đầu tư cho hệ thống tưới tiêu và tổng diện tích canh tác để phản ánh nhóm nhân tố về chủ thể sản xuất của cây dược liệu.

Theo các cơng trình nghiên cứu trước đây (Phạm văn Lương, 2014; Jie 2007; Odendo và cộng sự,2009), trình độ giáo dục có tác động tích cực đến năng suất nơng nghiệp do người nơng dân có trình độ cao có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật cao hơn. Tuy nhiên, Phạm Văn Lương cũng cho rằng trình độ giáo dục tác động tiêu cực đến tiêu chí bền vững về môi trường, do người nơng dân có trình độ cao có xu hướng sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và phân hóa học hơn. Đối với cây dược liệu, qua phỏng vấn các chuyên gia trong ngành cho thấy trình độ giáo dục là một nhân tố tích cực đối với sản xuất theo hướng bền vững dược liệu do cây dược liệu đòi hỏi kỹ thuật cao hơn các cây nơng nghiệp khác và thị trường địi hỏi kiểm soát khắt khe về chất lượng dược liệu.

Trình độ khoa học kỹ thuật cũng là một nhân tố quan trọng tác động đến phát triển theo hướng bền vững. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật phù hợp là một nhân tố quan trọng đối với tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn nước, chất đất và kiểm soát sâu bệnh. Điều này góp phần nâng cao năng suất vụ mùa và tính bền vững của sản xuất nông nghiệp (world bank, 2008). Đối với cây dược liệu, việc tham gia các khóa đào tạo về kỹ thuật canh tác và áp dụng canh tác

theo tiêu chuẩn GACP-WHO là các chỉ tiêu phản ánh trình độ khoa học kỹ thuật của chủ thể sản xuất.

Các cơng trình nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, vị trí thuận tiện gần chợ, gần đường và sự phát triển của hệ thống giao thơng có tác động tích cực đến sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững (Teruel & Kuroda, 2005). Để đo lường sự thuận tiện trong giao thương đối với cây dược liệu tại tỉnh Lào Cai, luận án sử dụng 02 chỉ tiêu bao gồm gần chợ từ 3km trở xuống và biến giả để phân biệt giữa các hộ trồng cây dược liệu ở Sapa và Bắc Hà. Theo kết quả khảo sát của luận án, các vườn dược liệu ở Sapa có hệ thống tưới tiêu tốt hơn Bắc Hà, mặt khác hệ thống giao thông ở Sapa tốt hơn huyện Bắc Hà, do đó tác giả dùng biến giả để đánh giá sự khác biệt về năng suất cây dược liệu ở hai địa phương có sự khác biệt khá rõ nét về cơ sở hạ tầng.

Theo Phạm văn Lương (2014), điều kiện kinh tế xã hội của chủ hộ bao gồm các yếu tố liên quan đến mức sống, thu nhập, khả năng đầu tư nguồn lực cho sản xuất và khả năng huy động vốn có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Để đánh giá điều kiện kinh tế và xã hội của chủ hộ, tác giả dùng 04 chỉ tiêu bao gồm mức đói nghèo, vay vốn, diện tích canh tác và đầu tư cho hệ thống tưới tiêu. Mức độ đói nghèo từ lâu đã được cơng nhận là một nhân tố làm suy thoái các nguồn tài nguyên (Hazell&Wood, 2008). Các cơng trình nghiên cứu trước đây cho rằng các hộ nông dân nghèo thường đánh đổi khả năng sản xuất trong tương lai để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong hiện tại (Phạm Văn Lương, 2014). Vì vậy, sự đói nghèo có tác động tiêu cực đến năng suất cây dược liệu. Theo Phạm văn Lương (2014), khả năng vay vốn, đầu tư vào hệ thống tưới tiêu của người nơng dân có tác động tích cực đến năng suất sản xuất nơng nghiệp vì người nơng dân có thêm vốn đề đầu tư sản xuất và hệ thống tưới tiêu được đầu tư sẽ giúp người nông dân hạn chế được thiệt hại do hạn hán gây ra.Tuy nhiên diện tích canh tác có tác động ngược chiều đến năng suất cây trồng do khi canh tác với quy mơ lớn việc chăm sóc và kiểm sốt sâu bệnh đối với hộ nơng dân trở nên khó khăn và kém hiệu quả hơn. Đối với cây dược liệu, luận án cũng cho rằng khả năng vay vốn, đầu tư cho hệ thống tưới tiêu và diện tích canh tác là các nhân tố tác động tích cực đến năng suất cây dược liệu.

Nhóm nhân tố chính sách và thể chế

Nhóm nhân tố chính sách và thể chế thể hiện khả năng quản lý của cơ quan nhà nước, chính sách đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng cho phát triển cây dược liệu và sự tham gia của các tổ chức và các hiệp hội nhằm mở rộng thị trường và phát triển nông nghiệp bền vững (Lio & Liu, 2008). Đối với cây dược liệu, tác giả sử dụng các nhóm nhân tố liên quan đến chính sách cụ thể dành cho phát triển dược liệu của Chính

Phủ và tỉnh Lào Cai hiện nay như các chính sách liên quan đến (1) bảo tồn cây dược liệu, (2) chính sách liên quan đến gây trồng cây dược liệu, (3) chính sách liên quan đến thu hoạch và chế biến dược liệu và (4) các chính sách hỗ trợ của địa phương. Đa phần các nhóm chính sách của nhà nước và địa phương được đánh giá có tác động tích cực đối với sự phát triển theo hướng bền vững của cây dược liệu tuy nhiên theo World bank (2008), chính sách trợ giá đầu vào và bao tiêu đầu ra về mặt dài hạn có tác động tiêu cực đến phát triển bền vững của nông nghiệp, do các chính sách này tạo nên sự lệ thuộc của các chủ thể tham gia sản xuất và kinh doanh nông nghiệp (như hộ nông dân và doanh nghiệp) vào sự hỗ trợ tối đa của nhà nước.

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ giữa hộ nông dân, doanh nghiệp, nhà nước, nhà khoa học và các hiệp hội có tác động tích cực đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững vì sự liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị nông nghiệp sẽ giúp nâng cao năng suất, mở rộng quy mô và tăng cường giá trị cho chuỗi sản xuất nơng nghiệp. Bên cạnh đó việc liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị cũng góp phần mở rộng đầu ra cho sản xuất nơng nghiệp.

Do thị trường đầu ra của cây dược liệu khá khác biệt so với các lồi cây nơng nghiệp khác, nên việc liên kết trong sản xuất của cây dược liệu cũng có những đặc điểm riêng. Cụ thể, đầu ra của cây dược liệu bao gồm y học cổ truyền (YHCT) và nguyên liệu cho ngành hóa dược, do đó luận án xem xét đánh giá sự liên kết sản xuất thông qua sự tham gia vào tiêu thụ và sản xuất của các doanh nghiệp dược và các cơ sở y học cổ truyền. Cụ thể, luận án đưa ra các tiêu chí sau:

- Sự tham gia của các doanh nghiệp dược được đo bằng số doanh nghiệp dược tham gia vào sản xuất dược liệu tại Lào Cai trên tổng số doanh nghiệp dược của cả nước.

- Tỷ trọng tiêu thụ cây dược liệu của các doanh nghiệp được đo bằng tổng giá trị tiêu thụ của các doanh nghiệp/tổng giá trị tiêu thụ cây dược liệu.

- Tỷ trọng cơ sở y học cổ truyền có sử dụng cây dược liệu tại Lào Cai được đo bằng số lượng cơ sở y học cổ truyền có dùng dược liệu tại Lào Cai trên tổng số lượng cơ sở YHCT cuả cả nước.

- Tỷ trọng giá trị tiêu thụ của cây dược liệu trong tổng giá trị tiêu thụ YHCT được đo bằng tổng giá trị tiêu thụ cây dược liệu/tổng giá trị tiêu thụ thuốc YHCT.

- Tỷ trọng giá trị tiêu thụ cây dược liệu/tổng giá trị tiêu thụ tiền thuốc bằng tổng giá trị tiêu thụ cây dược liệu trên tổng giá trị tiêu thụ tiền thuốc.

-Sự tham gia của các hiệp hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)