Bảng 2 : Thống kê số hộ trồng Artiso và Đương quy tại các huyện, Lào Cai
Bảng 2.3 Nhóm tiêu chí xã hội đánh giá phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
Nhóm tiêu chí xã hội Cách đo Tài liệu tham khảo
Giải quyết việc làm Số việc làm mới tăng thêm Nguyễn Văn Hóa (2013)
Xóa đói giảm nghèo Tỷ lệ giảm hộ nghèo Hazell và Wood (2008)
Nâng cao trình độ học vấn Số người được đi học, được đào tạo tăng thêm
OECD (2001)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.1.3.3. Các nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
Tiêu chí đánh giá là cần thiết để đánh giá và theo dõi sự PTTHBV của một hệ
thống nông nghiệp. Các tiêu chí đánh giá thường tập trung vào kết quả hoặc thực trạng của các hệ thống nông nghiệp do đó khơng cho biết nhiều về nguyên nhân dẫn đến các kết quả hay thực trạng của hệ thống nơng nghiệp. Để có thể đưa ra các chính sách và các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững cần phải tìm hiểu thêm về các nhân tố tác động đến sự PTTHBV đó. Từ tổng quan lý thuyết có 05 nhóm nhân tố tác động đến tính bền vững của nơng nghiệp bao gồm: nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên (1); nhân tố chủ thể sản xuất (2); nhân tố chính sách và thể chế (3); nhân tố về liên kết sản xuất (4) và nhóm nhân tố về thị trường (5).
Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên bao gồm chất lượng đất và độ cao của đất, khí hậu, nguồn nước và hiện tượng nóng lên tồn cầu. Theo Nguyễn Văn Hóa (2013), chất lượng đất và độ cao của đất ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng và ổn định năng suất, tuổi thọ và chất lượng cây nông nghiệp (cây cà phê) trong khi đó điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và chất lượng của cây trồng. Bên cạnh đất đai, nguồn nước là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Sự thiếu hụt nguồn nước là nguyên nhân chính dẫn đến giảm hiệu quả năng suất cây trồng trong sản xuất nơng nghiệp. Hiện tượng nóng lên toàn cầu là một trong các vấn đề lớn nhất của nông nghiệp bền vững. Nếu nhiệt độ tăng lên khoảng (1-3oC), nhiều quốc gia đang phát triển ở Châu Phi và Châu Á sẽ phải đối mặt với hiện tượng giảm sản lượng mùa vụ. Hiện tượng nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho các khu vực ẩm ướt trở nên ẩm ướt hơn và các khu vực khô hạn trở nên khô hạn hơn. Nhiệt độ tăng lên cũng dẫn đến hiện tượng đất nông nghiệp ở các quốc gia đang
phát triển bị phá hủy do lũ lụt và xâm ngập mặn. Tác động đầy đủ của biến đổi khí hậu phụ thuộc vào khả năng thích ứng của nơng dân bằng cách chuyển đổi giống cây trồng và lịch trình canh tác (IAASTD 2008).