Về bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 70 - 71)

3.2. Thực trạng phát triển cây dược liệu tại Việt Nam

3.2.3. Về bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc

Cây thuốc giữ một vị trí quan trọng trong nguồn tài nguyên thực vật tại Việt Nam. Tuy nhiên tình hình khai thác quá mức và thu hái bừa bãi đã dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng nguồn cây thuốc hiện nay. Theo Bộ Y tế (2017), hiện nay ở nước ta có 144 lồi cây thuốc đang bị đe dọa và cần được bảo vệ. Vì vậy công tác bảo tồn là một trong những vấn đề hàng đầu, cần được quan tâm trong công tác phát triển cây dược liệu. Một số nét chính trong cơng tác bảo tồn và phát triển nguồn gen của cây dược liệu như sau:

- Hiện Việt Nam duy trì mạng lưới bảo tồn nguồn gen tại 07 vùng sinh thái: Vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội); vùng trung du phía Bắc (Tam Đảo), vùng núi cao phía Bắc (Lào Cai); vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa), vùng Tây Nguyên (Đà Lạt), Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Phú Yên) và vùng Đơng Nam Bộ (Thành Phố Hồ Chí Minh)

- Đã khảo sát và xác định được số loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn tại các vườn quốc gia: VQG Cát Bà, VQG Cát Tiên, VQG Bạch Mã, VQG Bù Gia Mập, VQG Pù Mát, VQG Núi Chúa, KBTTN Vĩnh Cửu.

- Lưu giữ và bảo tồn 1.531 nguồn gen thuộc 884 loài cây thuốc tại 7 vườn cây thuốc thuộc các đơn vị trong và ngoài ngành Y tế. Hiện đã thu thập, lưu giữ và bảo tồn nhiều loài theo tập đồn: Sả, Bạc hà, Nghệ, Náng, Đinh lăng, Dây thìa canh, Kim ngân, Gấc, Bảy lá một hoa, Qua lâu, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Ba kích, Hồng tinh… phục vụ cơng tác chọn, tạo giống. Lưu giữ trong kho lạnh hạt giống của 200 lồi; bảo tồn chuyển vị 15 lồi thuộc diện q hiếm hoặc có tiềm năng phát triển.

- 100% các nguồn gen bảo tồn được đánh giá ban đầu; 30% nguồn gen được đánh giá chi tiết về các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển. Đã ứng dụng kỹ thuật hiện đại (sinh học phân tử) để đánh giá một số nguồn gen về đa dạng di truyền như: Hà thủ ô đỏ, Đảng sâm, Nghệ, Sâm cau, Bảy lá một hoa, Gấc, Diệp hạ châu, Ngưu tất, Sâm ngọc linh, Ngũ gia bì gai, Ngũ gia bì hương...

- Nguồn gen và giống của gần 30 loài cây thuốc đã được chọn lọc, tập trung nghiên cứu để phục vụ công tác chọn tạo giống như: Sâm ngọc linh, Diệp hạ châu, Xuyên tâm liên, Kim tiền thảo, Giảo cổ lam, Trinh nữ hồng cung, Hà thủ ơ đỏ, Đảng sâm, Kim ngân, Ngũ gia bì hương, Sì to, Ngũ gia bì gai, Đinh lăng, Gấc, Khôi, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Sâm báo, Ba kích, Rau đắng biển, Lạc tiên, Bách bộ, Cà gai leo, Ngưu tất, Ngũ vị tử, Náng,..

Những kết quả đạt được trong công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen đã mở ra triển vọng lựa chọn được nhiều nguồn gen tiềm năng để phát triển và sản xuất tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc và góp phần phát triển kinh tế -xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)