Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 148 - 150)

3.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển cây dược liệu theo hướng bền

3.4.2. Những mặt hạn chế

3.4.2.1. Về duy trì, bảo tồn và mở rộng về quy mô và số lượng

- Công tác bảo tồn cây dược liệu tự nhiên còn nhiều hạn chế: chưa có chính sách riêng biệt để bảo tồn cây dược liệu tự nhiên, nguồn gen quý hiếm, chưa có các cơ sở dữ liệu thống kê về chủng loại, số lượng và vị trí địa lý phân bổ của các lồi do đó rất khó đánh giá hiệu quả của hoạt động duy trì và bảo tồn.

- Số lượng các loài trong sách đỏ được bảo tồn thành cơng cịn thấp. Hiện nay

công tác bảo tồn chủ yếu được thực hiện nguyên vị trong các khu bảo tồn. Bảo tồn chuyển vị còn hạn chế, số lượng cây được bảo tồn chuyển vị trong các vườn ươm chưa cao.

- Chưa có ngân hàng gen giống dược liệu quý hiếm. Công tác nghiên cứu và phát triển nguồn gen dược liệu quý hiếm tự nhiên còn nhiều hạn chế.

- Có hiện tượng suy giảm khá nghiêm trọng nguồn dược liệu tự nhiên. Hiện trạng phá rừng có cây dược liệu vẫn cịn diễn ra phổ biến, hoạt động thu hái dược liệu tự nhiên chưa được quản lý nghiêm , vẫn cịn nhiều tình trạng thu hái tràn lan, thu hái tận diệt dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng nguồn dược liệu thiên nhiên, nhiều cây dược liệu đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

- Diện tích đất để trồng cây dược liệu hàng năm ít, nhỏ lẻ, manh mún, trong khi đó u cầu của một số loại cây dược liệu phải luân canh thay đổi đất sau mỗi vụ canh tác và sản xuất tập trung, điều này ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng diện tích cũng như tăng năng suất, hiệu quả của cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.

3.4.2.2. Về hiệu quả sản xuất

- Chi phí sản xuất ban đầu cho cây dược liệu cao hơn so với các cây trồng truyền

thống khác (lúa, ngơ). Cụ thể: u cầu về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhân cơng chăm sóc cao, chi phí vốn đầu tư cao, chi phí vận chuyển cao do Cơ sở hạ tầng cho các vùng trồng cây dược liệu chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất với quy mô lớn, tập trung;địa hình chia cắt phức tạp nên giao thơng đi lại khó khăn, nguồn nước tưới khơng chủ động nên cơng tác chăm sóc, vận chuyển sản phẩm gặp nhiều khó khăn.

- Năng suất còn thấp: Trên địa bàn tỉnh, hiện chưa có các quy trình kỹ thuật

nhân giống, trồng trọt, thu hái, sơ chế, chế biến và bảo quản các loài cây dược liệu trong danh mục quy hoạch phát triển, ảnh hưởng đến việc bố trí thời vụ, năng suất cây dược liệu. Việc cung ứng giống trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh chưa hoàn toàn chủ động, nguồn giống chủ yếu phải nhập từ Trung Quốc và do các công ty liên kết sản xuất cung ứng đầu vào, thu mua sản phẩm đầu ra, điều này gây ảnh hưởng cho việc tổ chức quản lý sản xuất.

- Giá trị kinh tế cây dược liệu còn thấp. Các sản phẩm dược liệu chủ yếu chế biến thô rồi xuất bán, cơ sở sản xuất, chế biến thuốc, thực phẩm chức năng trên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa phát triển, điều này dẫn đến việc tăng giá trị kinh tế của cây dược liệu chưa cao, người dân chưa mạnh dạn chuyển đổi đất trồng dược liệu, nên chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư.

3.4.2.3. Về tác động lan tỏa đến xã hội

- Ngoại trừ một số loại cây dược liệu được bao tiêu đầu ra như Đương quy, Actiso và chè dây, các cây dược liệu khác đều được bán trên thị trường tư do, giá cả bấp bênh, không ổn định, do đó đối với nhiều hộ dân, đặc biệt là các hộ dân đồng bào miền núi cao thu nhập từ cây dược liệu chưa thực sự ổn định.

- Nhiều hộ dân trồng dược liệu phụ thuộc vào chính sách trợ giá của nhà nước (bao tiêu sản phẩm, trợ giá giống và phân bón). Nếu nhà nước bỏ chính sách trợ giá, các hộ dân sẽ khơng thể tìm được thị trường đầu ra cho cây dược liệu để đảm bảo thu nhập cho mình.

3.4.2.1.Về tác động lan tỏa đến môi trường

- Ngoại trừ một số cây được trồng theo tiêu chuẩn sạch và được kiểm sốt chặt chẽ về quy trình canh tác bởi khuyến nơng, vẫn cịn hiện tượng phun thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân hóa học tràn lan trong canh tác cây dược liệu

- Ở một số nơi do quy trình xử lý kỹ thuật khơng tốt, dẫn đến hiện tượng xói mịn chất đất, đặc biệt đối với các loại cây dược liệu lấy củ.

- Thực tế khảo sát tại địa phương cho thấy, các vùng trồng dược liệu chưa có cơ sở phân hủy rác thải nông nghiệp tập trung. Đa phần sau mỗi vụ thu hoạch, các hộ nông dân sẽ chôn phế liệu (màng phủ bao ni lông, các phần thân cây không thu hoạch) xuống đất để tự tiêu hủy. Việc này có ảnh hưởng khơng tốt đến chất đất và môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 148 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)