Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại Tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 78 - 83)

3.3. Thực trạng phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững tại tỉnh Lào Cai

3.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại Tỉnh Lào Cai

3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, thuộc khu vực Tây Bắc, được tái lập tháng 10/1991. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 638.389,58 ha. Tồn tỉnh có 01 thành phố, 08 huyện, 144 xã, 12 phường và 8 thị trấn.

Địa hình của Lào Cai được chia làm các dạng khác nhau từ địa hình thung lũng, địa hình vùng núi thấp đến địa hình vùng núi cao. Về mặt phân bố, có thể chia thành 02 vùng chính bao gồm: vùng cao (độ cao từ 700 m trở lên) được hình thành từ những dãy núi khối lớn với hai dãy núi chính là dãy Hồng Liên Sơn và dãy Con Voi có hướng Tây Bắc - Đơng Nam nằm ở phía Đơng và phía Tây của tỉnh, tạo ra các vùng đất thấp, trung bình ở giữa và một vùng ở phía tây của dãy Hoàng Liên Sơn. Vùng thấp (độ cao dưới 700 m) chủ yếu là thung lũng dọc ven sơng, ven suối lớn có địa hình máng trũng như dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy, đây là địa hình có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hoặc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.

Bảng 3.8: Diện tích địa hình ở độ cao tương đối so với mực nước biển của tỉnh Lào Cai chia theo các huyện

Tp, Huyện

Tổng diện tích tự nhiên (ha)

Độ cao các miền địa hình so với mực nước biển (m)

100 < 100 - 300 300 - 700 700 - 1.000 1.000 - 1.500 >1.500 Tp. Lào Cai 22.967 3.785 10.656 2.599 1.727 2.609 1.591 Bát Xát 106.190 599 14.231 21.662 13.832 22.580 33.285 Mường Khương 55.615 5.051 19.480 20.886 10.198 Si Ma Cai 23.494 989 4.024 6.679 11.801 Bắc Hà 68.176 1.218 10.954 20.949 13.967 21.088 Bảo Thắng 68.219 9.889 42.872 7.932 3.912 2.465 1.149 Bảo Yên 82.791 8.716 51.705 18.281 1.181 2.908 Sa Pa 68.329 207 4.314 7.537 24.504 31.767 Văn Bàn 142.608 4.168 26.485 32.948 23.022 27.204 28.782 Toàn tỉnh 638.390 28.375 163.151 132.189 92.742 125.358 96.574 Tỷ lệ (%) 100,00 4,45 25,55 20,70 14,52 19,63 15,12

Nguồn: Khoanh đo trên bản đồ địa hình tỉ lệ 1/50.000

Nhìn chung địa hình tỉnh Lào Cai khá phức tạp, gây nhiều khó khăn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng tuy nhiên, đặc điểm địa hình tại những vùng có độ cao lớn, có đặc điểm khí hậu á nhiệt đới lại thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng ôn đới và dược liệu.

3.3.1.2. Điều kiện kinh tế

Lào Cai được xếp vào một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của cả nước. Tính trung bình giai đoạn 2014-2018, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Lào Cai, tăng trên 10%, trong đó cơng nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trên 14%, dịch vụ trên 8% và nông nghiệp trên 5% (bảng 3-9). Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Lào Cai đã có xu hướng tăng qua các năm tuy nhiên vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước. Năm 2017, thu nhập bình quân của cả nước là 2.385 USD trong khi thu nhập bình quân của tỉnh Lào Cai là 2.296 USD. Điều này cho thấy điều kiện kinh tế và thu nhập của tỉnh Lào Cai còn thấp.

Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2014-2018 của tỉnh Lào Cai Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018

Tốc động tăng trưởng GRDP (%) 10,67 10,64 10,13 10,03 10,23 Tốc động tăng trưởng nông nghiệp 6,05 7,13 5,77 5,46 n/a Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 18,60 24,28 14,38 14,41 n/a

Tốc độ tăng trưởng dịch vụ 8,48 7,94 9,56 8,34 n/a

GRDP trên đầu người (USD) 1.855 2.026 2.115 2.296 n/a

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai

Công nghiệp đóng góp giá trị cao nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Lào Cai (41,26% năm 2018), dịch vụ đóng góp 38,15% và nơng nghiệp 13,33% (hình 3- 2). Sản xuất nơng nghiệp đã có những bước phát triển khá tồn diện, phát huy có hiệu quả lợi thế về đất đai, khí hậu và chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. Các vùng sản xuất hàng hóa: lúa, ngơ, chè, chuối dứa, dược liệu.. đã được hình thành rõ, bước đầu xây dựng các vùng sản xuất có hiệu quả như, cây chuối, rau an tồn, hoa, cây ăn quả ơn đới. Mặc dù cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển biến tích cực qua các năm theo hướng tăng dần tỷ trọng diện tích canh tác những cây có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường như cây rau, cây cảnh, dược liệu và các lồi cây cơng nghiệp lâu năm; tuy nhiên, phần lớn diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh Lào Cai vẫn dành cho trồng cây lương thực (lúa, ngơ). Ví dụ, năm 2017, tổng diện tích trồng cây lương thực của tồn tích là 70.403 ha cao gấp 03 lần diện tích trồng cây hoa màu hàng năm và cây công nghiệp. Mặt khác sản xuất nông nghiệp được ứng dụng cơng nghệ cao vẫn cịn hạn chế. Năm 2017, tổng diện tích đất nơng nghiệp được ứng dụng công nghệ cao, cho năng suất tốt, đạt 7.765 ha, chỉ chiếm 8% tổng diện tích canh tác đất nơng nghiệp của tồn tỉnh. Mặc dù đã có chủ trương và chính sách phát triển cây có giá trị kinh tế cao như cây dược liệu, tuy nhiên diện tích trồng cây dược liệu của tồn tỉnh cịn khá khiêm tốn. Năm 2017, tổng diện tích trồng cây dược liệu (cả cây lâu năm và cây hàng năm) của tỉnh Lào Cai đạt 850 ha, chiếm 2,9% tổng diện tích trồng cây lâu năm và hàng năm (không kể diện tích trồng cây lương thực) của toàn tỉnh (bảng 3.10)

Đơn vị: %

Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Lào Cai giai đoan 2010-2018

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai

Bảng 3.10: Thống kê diện tích canh tác (ha) phân theo nhóm cây của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2017. STT Nhóm cây 2010 2014 2015 2016 2017 I Cây lương thực 60.767 69.894 68.164 69.232 70.403 - Lúa 29.678 30.762 30.730 31.609 32.279 - Ngô 31.089 39.132 37.434 37.623 38.124 II Cây hàng năm 13.364 15.331 16.870 17.126 19.439 - Bông 25 20 20 10 - Mía 279 319 325 323 333 - Lạc 1.319 1.764 1.726 1.746 1.760 - Vừng 82 73 70 65 60 - Lanh 83 78 79 77 77 - Thuốc lá 784 55 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2010 2014 2015 2016 2017 2018 18.99 16.46 15.47 15.36 13.83 13.33 30.46 30.2 34.55 35.37 36.6 38.15 42.69 44.08 42.78 42.52 42.9 42.26 Dịch vụ

Cơng nghiệp và xây dựng Nơng nghiệp

STT Nhóm cây 2010 2014 2015 2016 2017

- Rau, đậu các loại 8.957 10.720 11.144 11.123 13.057

- Hoa, cây cảnh 260 253 252 267 285

- Dược liệu 232 511 n/a 324

III Cây lâu năm 7.297 8.207 8.226 9.119 9.805

- Cam quýt chanh 334 605 655 801 977

- Dứa 812 1.005 997 905 1.180 - Nhãn 1.478 1.330 1.288 1.269 1.239 - Vải 766 683 680 674 645 - Chuối 1.075 1.419 1.483 2.012 2.050 - Xoài 373 305 271 245 245 - Dược liệu 105 215 526

- Cây công nghiệp 4.095 6.570 7.120 7.433 7.813 Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai 3.3.1.3. Điều kiện xã hội

a. Dân số và lao động

Theo thống kê của tỉnh, dân số trung bình năm 2015 của tỉnh Lào Cai có 665.152 người, trong đó dân số nông thôn 513.189 người, chiếm 77,15% dân số chung. Tổng số lao động trong độ tuổi 458.142 người, riêng lao động nơng thơn có 347.642 người (đang làm việc là 327.955 người), bình qn một lao động nơng nghiệp phụ trách 0,24 ha đất sản xuất nông nghiệp và 0,97 ha đất lâm nghiệp.

b. Trình độ lao động nơng nghiệp:

Nhìn chung hiện nay lực lượng lao động nơng nghiệp có trình độ chun mơn kỹ thuật ở Lào Cai hiện còn thấp. Theo niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2015, lao động nông thôn đã qua đào tạo chiếm khoảng 7,82%. Số lao động được đào tạo về quản lý, kỹ thuật thông qua dự án đào tạo cán bộ xã, các dự án khuyến nơng, khuyến lâm trong 10 năm qua bình qn mỗi năm khoảng 9.000 người.

c. Mức sống dân cư nông thôn

Theo thống kê của Ủy ban nhân dân tỉnh, năm 2017, tồn tỉnh có 35.746 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 21,81% tổng số hộ; tổng số hộ cận nghèo là 17.683 hộ, chiếm tỷ lệ 10,79% tổng số hộ dân cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)