Quản lý nhà nước về cây dược liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 68 - 69)

3.2. Thực trạng phát triển cây dược liệu tại Việt Nam

3.2.1. Quản lý nhà nước về cây dược liệu

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao hiện nay, cây dược liệu thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế. Tuy nhiên trong thực tế việc quản lý cây dược liệu còn liên quan đến nhiều bộ ngành khác như Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thơn, Bộ cơng thương, Bộ Tài chính, Bộ khoa học và cơng nghệ, Bộ quốc phịng, Ủy ban nhân dân các tỉnh (Bảng 3.2)

Bảng 3.2: Các cơ quan nhà nước tham gia quản lý nước cây dược liệu STT Các cơ quan quản lý nhà nước Chức năng quản lý STT Các cơ quan quản lý nhà nước Chức năng quản lý

1 Bộ y tế (viện dược liệu) Quản lý dược liệu dùng làm thuốc 2 Bộ Nông nghiệp và phát triển

nông thôn (Tổng cục lâm nghiệp)

Quản lý nuôi trồng cây thuốc, quản lý rừng (trong đó có thực vật và động vật làm thuốc)

3 Bộ công thương Quản lý việc buôn bán, xuất nhập khẩu dược liệu trong đó có cây dược liệu 4 Bộ khoa học và công nghệ Quản lý về nghiên cứu, công nghệ và

tiêu chuẩn hóa

5 Bộ Tài chính (Tổng cục hải quan) Quản lý và giám sát việc nhập khẩu dược liệu tại cửa khẩu

6 Bộ Quốc phòng (Bộ đội biên phòng) Phối hợp quản lý dược liệu nhập lậu qua đường tiểu ngạch tại các vùng biên giới 7 Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành

phố trực thuộc TƯ

Quy hoạch vùng nuôi trồng và chỉ đạo nuôi trông và khai thác cây dược liệu trên địa bàn

Như vậy, hiện nay việc quản lý nhà nước về dược liệu tại Việt Nam vẫn đang có sự chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Cơng thương, điều này gây ra rất nhiều khó khăn, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về cây dược liệu. Do đó cần phải có sự phối hợp liên ngành chặt chẽ, thống nhất giữa các bộ ngành có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)