3.2. Thực trạng phát triển cây dược liệu tại Việt Nam
3.2.5. Về chế biến, sản xuất, kinh doanh và buôn bán dược liệu
Theo số liệu của Bộ y tế (2016), tính đến tháng 02/2017, có khoảng 200 cơ sở kinh doanh dược liệu trên tồn quốc, trong đó có 12 cơ sở đã đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất chế biến dược liệu. Phần lớn các cơ sở chỉ thực hiện sơ chế dược liệu. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện chế biến dược liệu là khâu rất quan trọng để đảm chất lượng của dược liệu lưu hành trên thị trường. Đặc biệt chế biến sau thu hoạch còn bảo đảm được hàm lượng hoạt chất có trong dược liệu. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở chưa đầu tư các công nghệ chế biến dược liệu sau thu hoạch.
Hệ thống buôn bán, kinh doanh dược liệu trong nước tập trung chủ yếu là các cơ sở kinh doanh dược liệu ở Hà Nội (Phố Lãn Ơng, quận Hồn Kiếm và xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm), Tp. Hồ Chí Minh (chủ yếu ở quận 5, quận 6, nơi tập trung cộng đồng người Hoa); xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; một số cửa khẩu biên giới giáp ranh với Trung Quốc và rải rác ở các địa phương trong nước. Trong khoảng 200 cơ sở cung ứng dược liệu trên toàn quốc, chỉ có 18 doanh nghiệp có kho bảo quản dược liệu đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc” đối với dược liệu. Phần lớn các cơ sở kinh doanh buôn bán dược liệu là các hộ kinh doanh cá thể hoạt động tự phát với địa điểm kinh doanh chật chội, không đáp ứng đủ diện tích và các điều kiện bảo quản dược liệu, khơng có kho bảo quản hoặc kho bảo quản được xây dựng không đạt tiêu chuẩn và không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Dược liệu thường được chất đống, khơng đủ giá kệ và có khi khơng được ghi nhãn mác trên bao bì theo quy định. Việc sơ chế dược liệu cũng còn nhiều bất cập do khơng đủ diện tích để phơi sấy, quá trình sơ chế khơng đúng quy trình gây ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu và hiệu quả điều trị của thuốc (Bộ y tế, 2017).