các chính sách về bảo vệ cây dược liệu như các quy định về thu gom cây dược liệu tự nhiên, đặc biệt là việc thu thập các loài được coi là có nguy cơ bị tuyệt chủng và bộ sưu tập (Van De Kop, P. và cộng sự, 2006).
1.3. Tổng quan các nghiên cứu trong nước về phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững hướng bền vững
Vấn đề phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu ở Việt Nam chủ yếu mới được thảo luận tại các diễn đàn, các hội thảo, hội nghị, các nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ kinh tế cịn khá hạn chế. Cụ thể như sau:
1.3.1. Về nội hàm phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững
Phan Văn Tân và cộng sự (2013) trong nghiên cứu “Nghiên cứu tuyển chọn và
phát triển cây dược liệu bản địa có giá trị cao tại vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai” tập
trung vào đánh giá thực trạng khai thác, sơ chế, bảo quản và sử dụng các loài cây dược liệu trên vùng; tiến hành phân tích lựa chọn 24 lồi cây dược liệu có giá trị cao và đề xuất mơ hình sản xuất, trồng phát triển các lồi này; lựa chọn và đề xuất phương án bảo tồn và phát triển 41 loài dược liệu.
Trần Thế Hùng và Đinh Thị Lệ Giang (2014), trong nghiên cứu về “Thực trạng
và giá trị sử dụng nguồn cây dược liệu tại xã Quy Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình” khơng đề cập trực tiếp về nội hàm phat triển cây dược liệu theo hướng bền vững
nhưng đã chỉ ra nguồn tài nguyên cây dược liệu tại xã đã giảm nhanh chóng do việc khai thác bừa bãi, tận diệt và khơng có ý thức bảo tồn. Từ đó nhóm tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này.
Bên cạnh các nghiên cứu, trong một số các văn bản của các tổ chức trong nước cũng đề cập đến phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững. Chẳng hạn theo QĐ 1976/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Quy hoạch tổng thể phát triển dược
liệu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, quan điểm về phát triển cây dược liệu
“Phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển các vùng trồng dược liệu, gắn với bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.
Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu.”
Hay trong Luật Dược 105 năm 2016 quy định rằng quy hoạch phát triển vùng nuôi trồng dược liệu, tổ chức triển khai các biện pháp bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững nguồn dược liệu. Trong đó, hoạt động ni trồng và thu hái dược liệu phải tuân thủ quy tắc Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu (GACP). Việc khai thác, chế biến dược liệu tự nhiên phải bảo đảm đúng chủng loại, quy cách, quy trình, thời điểm, phương pháp chế biến và cách bảo quản của từng loại cây dược liệu.
Như vậy, mặc dù chưa có nghiên cứu hay văn bản quy định nào đưa ra quan niệm về phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững, song đều hàm ý đến các vấn đề đặt ra trong phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu gồm: (1) phải bảo tồn và khai thác hợp lý cây dược liệu tự nhiên; (2) sản xuất cây dược liệu theo hướng an toàn, chất lượng, hiệu quả, (3) gia tăng đóng góp của cây dược liệu cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
1.3.2. Về tiêu chí đánh giá
Do các nghiên cứu về phát triển cây dược liệu từ góc độ kinh tế cịn hạn chế mà chủ yếu được tiếp cận theo góc độ quy trình kỹ thuật vì vậy, các tiêu chí để đánh giá sự phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu ở Việt Nam cũng chưa được đề cập nhiều trong các nghiên cứu. Chỉ một vài tiêu chí được đưa ra trong quy hoạch phát triển dược liệu như diện tích trồng, thu nhập, sản lượng (Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, 2017).
Khơng phân tích về phat triển cây dược liệu theo hướng bền vững, nhưng trong nghiên cứu về phát triển cà phê bền vững, Nguyễn Văn Hoá (2014) đã sử dụng một số chỉ tiêu để đo lường 3 nội dung, gồm: (1) Kinh tế (tăng trưởng, hiệu quả, ổn định, chất lượng, cạnh tranh); (2) Xã hội (thu nhập, việc làm, bình đẳng, xố đói giảm nghèo); (3) Mơi trường (khai thác và bảo vệ mơi trường) và sự kết hợp hài hồ giữa các nội dung đó trong phát triển cà phê bền vững.
Đây là gợi ý cho luận án trong việc xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển theo hướng bền vững của cây dược liệu.
1.3.3. Về các nhân tố ảnh hưởng
Các nghiên cứu trong nước cũng đã chỉ ra các nhân tố tác động đến phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu gồm:
- Ý thức của người dân trong việc khai thác nguồn tài nguyên dược liệu:
Việc khai thác bừa bãi, tận diệt và khơng có ý thức bảo tồn chính là một trong những nguyên nhân khiến cho nguồn tài nguyên dược liệu bị suy giảm nhanh chóng. Chính vì vậy, vận động ý thức người dân trong bảo tồn, quản lý, phát triển cây dược liệu là rất quan trọng (Trần Thế Hùng và Đinh Thị Lệ Giang, 2014).
- Trình độ kỹ thuật của người sản xuất
Kỹ thuật trồng, thu hái, chế biến, bảo quản là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của cây dược liệu, vì vậy cần tập huấn kỹ thuật cho người dân (Thế Hùng và Đinh Thị Lệ Giang, 2014).
- Hệ thống cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng của các vùng trồng cây dược liệu (đường điện, đường giao thông nội đồng, hệ thống thuỷ lợi, cơ sở nhân ươm sản xuất giống…) là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như hiệu quả của cây dược liệu. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất quy mô lớn, tập trung, đặc biệt do địa hình chia cắt phức tạp giao thơng đi lại khó khăn và nguồn nước tưới không chủ động được, ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như hiệu quả của cây dược liệu (Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, 2017).
- Cơ chế chính sách
Cơ chế chính sách tác động đến sự phat triển cây dược liệu theo hướng bền vững gồm chính sách quy hoạch, chính sách đầu tư và các chính sách hỗ trợ khác.
Chính sách quy hoạch: quy hoạch trồng dược liệu thuộc nhiều hộ quản lý đơn lẻ
gây khó khăn cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, thu hái. Vì vậy, cần quy hoạch để hình thành thành vùng sản xuất cây dược liệu tập trung, chuyên canh.
Chính sách đầu tư: Cây dược liệu yêu cầu về vốn đầu tư ban đầu, đặc biệt là nguồn giống tương đối cao so với các cây trồng khác, vì vậy, nếu khơng có sự chuẩn bị về nguồn giống tốt và vốn đầu tư ban đầu thì sẽ khó khăn cho việc mở rộng và phát triển sản xuất.
- Liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị cây dược liệu
Theo Phan Văn Tân và cộng sự (2013), để bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu giá trị cao cần có sự liên kết thiết thực, phù hợp giữa 4 nhà: Nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp và nhà nông; đặc biệt cần sự tham gia, liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp chế biến dược liệu và nhà nông. Tăng cường liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để phát triển cây dược liệu cũng là đề xuất của Trần Thế Hùng và Đinh Thị Lệ Giang (2014).
- Vai trò của nhà nước
Theo Lê Quang Đức (2018), các nhân tố như bộ máy tổ chức quản lý, năng lực đội ngũ cán bộ thực thi, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và phối hợp “bốn nhà”, nâng cao năng lực, ý thức của các doanh nghiệp và các hộ gia đình trồng cây dược liệu sẽ đảm bảo việc thực hiên tốt vai trò nhà nước trong xây dựng hệ thống chính sách, cũng như thực hiện cơng tác quy hoạch, kế hoạch và tăng cường kiểm tra, giám sát, điều chỉnh, bổ sung, xử lý vấn đề nảy sinh trong quá trình thực thi quản lý sẽ giúp đảm báo cây trồng dược liệu phát triển bền vững.
1.3.4. Các nghiên cứu về phát triển cây dược liệu tại Lào Cai
Lào Cai là một địa phương có đặc điểm địa hình và khí hậu đa dạng, tạo nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp với các chủng loại cây trồng phong phú có nguồn gốc từ nhiệt đới đến á nhiệt đới, trong đó cây dược liệu cũng là nhóm cây trồng có nhiều lợi thế đặc biệt. Chính vì vậy, vấn đề phát triển cây dược liệu cũng đã được các cơ quan, tổ chức và cá nhân khá quan tâm nghiên cứu, đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau, chẳng hạn:
Dưới góc độ chuyên sâu về kỹ thuật trồng trọt, luận án tiến sĩ của Nguyễn Bá Hoạt (2002) “Nghiên cứu phát triển một số cây thuốc tham gia chuyển đổi cơ cấu cây
trồng huyện vùng cao Sa Pa - Lao Cai” đã điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, tình hình kinh tế xã hội từ đó nghiên cứu dưới góc độ kỹ thuật để làm rõ các vấn đề về tiềm năng lợi thế, xác định các biện pháp kỹ thuật trồng cơ bản, hồn thiện quy trình trồng trọt, xây dựng các mơ hình kinh tế hộ trồng cây thuốc… nhằm nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế của một số cây thuốc có giá trị kinh tế cao, có thị trường, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá ở Sa Pa.
Hay nghiên cứu của Trần Anh Tuấn và Trương Ngọc Kiểm (2017) về “Đánh giá tiềm năng tài ngun khí hậu khu vực Hồng Liên Sơn (thuộc tỉnh Lào Cai) phục vụ quy hoạch phát triển cây Tam thất. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã thu thập các thông số sinh thái (nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, độ dài
mùa lạnh, độ dài mùa khơ, tổng số giờ nắng, số ngày có sương muối, các điều kiện xây dựng đồng ruộng…) của khu vực Hoàng Liên Sơn từ năm 1960 đến 2015, trên cơ sở đó, phân tích đánh giá mức độ thích nghi của cây Tam thất, kết quả cho thấy điều kiện khí hậu khu vực này tương đối thuận lợi cho việc trồng cây Tam thất trong tương lai và có thể mở rộng diện tích tại các vùng có điều kiện thích hợp hơn.
Dưới góc độ kinh tế, nghiên cứu của Đại học Thái nguyên (2018) về “Tiềm năng, lợi thế phát triển cây Dược liệu giá trị kinh tế cao trên đất đồi núi tại tỉnh Lào Cai” đã đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển cây dược liệu tại Lào Cai và thực trạng tình hình sản xuất vùng trồng dược liệu tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2016 trên các khía cạnh gồm diện tích trồng, hiệu quả kinh tế của một số loại cây dược liệu dựa trên số liệu về năng suất bình quân (tấn/ha), giá bán bình quân (triệu đồng/ tấn) và tổng thu. Từ đó đã đề xuất một số giải pháp quy hoạch phát triển cây dược liệu gồm đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết cho vùng quy hoạch trồng dược liệu, đầu tư cho khoa học công nghệ, đào tạo tập huấn, thị trường tiêu thụ và xúc tiến thương mại, và cơ chế, chính sách. Năm 2016, tỉnh Lào Cai cũng đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển dược liệu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó đưa ra các quy hoạch tổng thể về chủng loại, số lượng và vùng dược
liệu tại tỉnh Lào Cai.
Ngoài ra khá nhiều các hội nghị, diễn đàn của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng đã đề cập đến vấn đề phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu ở Lào Cai, như Hội thảo “Giải pháp quy hoạch vùng sản xuất và phát triển cây dược liệu bản địa
trên địa bàn tỉnh Lào Cai” tháng 12/2016 do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật
Tỉnh Lào Cai tổ chức, đã chỉ ra rằng việc sản xuất kinh doanh dược liệu trên thực tế của Lào Cai còn gặp rất nhiều hạn chế, tồn tại như: việc quy hoạch, khuyến khích sản xuất dược liệu mới chỉ dừng lại ở một số loại cây trồng, việc gắn kết với các cơ sở sản xuất dược liệu với người dân còn hạn chế; chưa xây dựng được thương hiệu cho cây dược liệu tại Lào Cai. Hội thảo “Đối thoại chính sách phát triển dược liệu theo hướng
chuẩn hoá tại Lào Cai và Việt Nam” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào
Cai phối hợp với Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam và tổ chức Helvetas Việt Nam tổ chức tháng 6/2017 đã thảo luận một số nội dung: tình hình phát triển và chuỗi giá trị một số dược liệu ở vùng núi phía Bắc Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến phát triển dược liệu bền vững, hiệu quả; tìm hiểu về tiềm năng, thách thức và bàn về giải pháp để phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai và ở Việt Nam; lấy ý kiến tham vấn về các chính sách phát triển dược liệu bền vững. Hội thảo “Giải pháp bảo
học và kỹ thuật tỉnh tổ chức tháng 8/2017 cũng đã đánh giá Lào Cai là địa phương có nguồn dược liệu phong phú và đa dạng bậc nhất trong cả nước, điều kiện tự nhiên, sinh thái phù hợp với nhiều cây thuốc quý, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên việc phát triển cây dược liệu bền vững còn nhiều khó khăn, nhiều lồi q hiếm đang bị đe doạ, tính đa dạng phong phú đang ngày càng bị mất đi, việc sản xuất giống khó khăn, quy trình kỹ thuật sản xuất chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm… từ đó hội thảo cũng đã đề xuất giải pháp chủ yếu hướng đến bảo tồn, phát triển giống và liên kết chuỗi giá trị trên cây dược liệu; bảo tồn nguồn gen; quy hoạch vùng trồng cây dược liệu; quan tâm đến công tác tuyên truyền và nâng cao trình độ kỹ thuật cho người dân.