1.2. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước về phát triển cây dược liệu theo
1.2.3. Về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây dược liệu theo hướng
bền vững
Các nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển theo hướng bền vững của cây dược liệu gồm:
-Điều kiện tự nhiên sinh thái
Cây dược liệu cũng giống như các loài khác, cần điều kiện đất, khí hậu và độ ẩm để phát triển. Ngồi ra cây dược liệu thường có mối tương tác với các loài khác, đặc biệt là cây dược liệu tự nhiên. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của cây dược liệu. Sự xuống cấp và phá huỷ môi trường sống là nguyên nhân chính gây mất tài nguyên dược liệu (Camm J, Norman S, Polasky S, Solow A, 2002).
Sự gia tăng dân số cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến môi trường sống của cây dược liệu. Dân số gia tăng liên tục đòi hỏi yêu cầu ngày càng nhiều về thực phẩm và dược phẩm, điều này dẫn đến sự suy giảm của rừng và lâm sản, tạo ra thách thức để đáp ứng yêu cầu cũng như bảo tồn tài nguyên sinh học, trong đó có cây dược liệu (Samal, P.K. và cộng sự, 2004).
Chất đất và độ cao của của đất cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và sinh trưởng của cây dược liệu. Theo nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cây dược liệu của Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi có nhiều cây dược liệu sinh sống (tỉnh Lào Cai, tỉnh Quảng Nam), cây dược liệu thường phù hợp với các loại đất đỏ vàng và đất mùn vàng đỏ trên núi cao.
-Điều kiện cơ sở hạ tầng
Cây dược liệu thường được trồng và khai thác ở những địa hình miền núi, vì vậy hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thơng đường bộ có ảnh hưởng lớn đến phát triển cây dược liệu. Nếu mạng lưới đường bộ không phát triển tốt, mạng lưới giao thông kém dẫn tới sự hạn chế về thơng tin, vì những lý do này, phí giao dịch cho các nhà sản xuất cao, mặc dù chi phí này có thể được bù đắp bởi điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng cây dược liệu có giá trị cao (Van De Kop, P. và cộng sự, 2006).
-Năng lực của các bên liên quan trong chuỗi cung ứng
Bao gồm cả năng lực của người thu gom, người trồng, người xử lý nguyên liệu, vận chuyển, lưu trữ và đóng gói trung gian, các nhà bán lẻ… Theo cao Van De Kop, P. và cộng sự, 2006 yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cây dược liệu.
-Kỹ thuật canh tác và thu hoạch
Thực hành và thu hái dược liệu tốt (GACP) có ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất, bảo đảm việc bảo tồn và sử dụng bền vững cây dược liệu. Canh tác hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển lâu dài và tính bền vững của cây dược liệu (Macilwain C., 2004). Canh tác hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp và phân bón giúp tăng cường đa dạng thực vật và bảo tồn sinh học, bảo tồn chất đất, khả năng sinh sản, năng suất và ổn định hệ thống, sử dụng phân hữu cơ và nguồn tái tạo giúp giảm thiểu mọi dạng ô nhiễm.
Đối với cây dược liệu sự phong phú về chủng loại, hạn chế và tăng trưởng chậm, thu hoạch phá hoại thường dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và thậm chí dẫn đến tuyệt chủng một số lồi. Vì vậy, thực hành thu hoạch tốt cũng cần được xem xét và phải được xây dựng. Thu hoạch rễ và toàn bộ cây trồng sẽ tàn phá nhiều hơn đối với cây thuốc (như thảo mộc, cây bụi và cây cối) hơn là thu hái lá và hoa hoặc chồi của chúng.
-Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật bao gồm công nghệ liên quan đến trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và kiểm sốt chất lượng… có ảnh hưởng trực tiếp đến phat triển cây dược liệu theo hướng bền vững. Sự phát triển của kỹ thuật di truyền, kỹ thuật nuôi cấy mơ, kỹ thuật đóng gói mơ mầm bệnh, kỹ thuật cải tiến giống… đã mở ra những con đường mới cho việc sản xuất các hợp chất hoạt tính sinh học có quy mơ lớn và hiệu quả cao, sản xuất các chất chuyển hóa thứ cấp hiếm và có giá trị cao về tầm quan trọng y tế, giúp cho việc bảo tồn khả thi hơn, giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây dược liệu… (Chen, SL và cộng sự, 2016).
-Nhu cầu thị trường
Nhu cầu thị trường về cây thuốc là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của cây dược liệu. Dân số tăng, hiểu biết về cây dược liệu tăng, sở thích văn hố, y học cổ truyền phát triển dẫn tới ngành thuốc thảo dược truyền thống và ngành dược liệu phát triển, nhu cầu về nguyên liệu làm thuốc dựa trên thực vật tăng kéo theo nhu cầu về cây dược liệu tăng lên là cơ hội cho lĩnh vực trồng cây dược liệu phát triển, tuy nhiên nhu cầu cây dược liệu tăng lên cũng lại có thể dẫn tới việc thu hoạch quá nhiều cây dược liệu hoang dã từ đó lại dẫn đến sự suy giảm nguồn này (Kala, CP và cộng sự, 2006).
-Chính sách của nhà nước
Việc trồng trọt cây dược liệu có những khó khăn hơn so với các cây nông nghiệp khác, vì vậy vai trị hỗ trợ của nhà nước là rất quan trọng. Các chính sách hỗ
trợ của nhà nước là một trong những yếu tố then chốt cho việc trồng cây dược liệu thành công (Kala, CP và cộng sự, 2006). Nhà nước cần tạo ra thể chế kiểm sốt chất lượng, chính sách hỗ trợ trồng trọt (hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển cây dược liệu), chính sách thương mại, cung cấp hỗ trợ tiếp thị cho nông dân trồng cây dược liệu và phối hợp các chủ thể trong chuỗi cung ứng, tăng liên kết giữa người nông dân với các bên liên quan (viện nghiên cứu, cơ sở khuyến nông…) (Van De Kop, P. và cộng sự, 2006).