Thực trạng suy kiệt nguồn dược liệu tư nhiên trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 67 - 68)

3.1. Thực trạng phát triển cây dược liệu trên thế giới

3.1.4. Thực trạng suy kiệt nguồn dược liệu tư nhiên trên thế giới

Theo Chen và Cộng sự (2016), 90% nguồn dược liệu cung cấp cho các nhu cầu chữa bệnh, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm được thu hái tự nhiên. Chính việc khai thác quá mức này cùng với sự suy thối về mơi trường sống đã dẫn đến hiện tượng suy kiệt nguồn dược liệu tự nhiên một cách trầm trọng trên tồn thế giới. Ước tính tốc độ biến mất của các loại cây thực vật hiện nay cao hơn từ 100 đến 1.000 lần so với tỷ lệ tuyệt trủng tự nhiên dự kiến của chúng. Tính trung bình, cứ hai 2 năm trái đất mất đi một loại cây dược liệu quý (Pimm và cộng sự, 1995). Theo Ủy ban bảo vệ thiên nhiên và thế giới hoang giã quốc tế có khoảng 15.000 cây dược liệu đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do tình trạng khai thác quá mức và sự suy giảm của môi trường sinh thái (Chen và cộng sự, 2016). Bên cạnh đó khoảng gần 20% nguồn dược liệu tự nhiên gần như cạn kiệt do sự gia tăng dân số và nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng cao. Khoảng 8% trong tổng số các loài dược liệu trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng (Schippmann và cộng sự, 2002); Thực trạng này đang rấy lên nỗi lo ngại về nguy cơ tuyệt chủng một số loài cây dược liệu ở các quốc gia như Trung Quốc (Chen và cộng

sự, 2016), Ấn Độ (Heywood và Iriondo, 2003), Kenya (Chen và cộng sự, 2016), Nepal, Tanzania và Uganda (Chen và cộng sự, 2016). Các nguyên nhân chính dẫn đến sự suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên dược liệu bao gồm khai thác quá mức, thu hái tràn lan, nạn phá rừng bừa bãi và sự suy giảm môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, đặc điểm sinh học cụ thể cũng có liên quan đến nguy cơ tuyệt chủng do thu hái của từng loại dược liệu riêng biệt như đặc điểm về môi trường sống, phạm vi phân phối, quy mô, đa dạng sinh học, tốc độ tăng trưởng và hệ sinh sản (Chen và cộng sự, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)