3.1. Thực trạng phát triển cây dược liệu trên thế giới
3.1.1. Nguồn cung cây dược liệu trên thế giới
Theo FAO (2005), có hai nguồn cung cấp cây dược liệu trên thế giới bao gồm: thu hái tự nhiên và nuôi trồng.
Thu hái tự nhiên là việc thu hái cây dược liệu từ các nguồn tự nhiên. Cây dược liệu có thể được thu hái dưới dạng vỏ cây, lá, quả, thảo mộc, hoa, thân gỗ hoặc rễ. Cây dược liệu được thu hái từ nhiều nơi, có thể ở trên đồng cỏ, đất thải nông nghiệp, vườn, ven đường hay đất rừng. Cây dược liệu cũng có thể là cỏ dại được tìm thấy trong các khu đất canh tác nông nghiệp, thân cây hoặc một phần thân cây được tìm thấy trong khu vực trồng trọt hoặc rừng. Hiện nay nguồn dược liệu từ thu hái tự nhiên cung cấp đến 90% tổng sản lượng tiêu thụ cây dược liệu trên toàn thế giới (Chen và cộng sự, 2016). Cây dược liệu được thu hái tự nhiên bởi những người lao động tự do hoặc những người nông dân nhỏ lẻ. Các hoạt động thu hái thường không khoa học và bất hợp pháp. Phần lớn cây dược liệu tự nhiên được thu hái từ các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên số lượng cây dược liệu tự nhiên được thu hái từ các quốc gia phát triển đang ngày một tăng cao. Một vấn đề chính đối với nguồn cung cây dược liệu từ thu hái tự nhiên đó là dược liệu được mua lại với giá thấp nên những người thu mua cây dược liệu chỉ quan tâm đến việc khai thác các nguồn dược liệu tự nhiên thay vì quản lý các nguồn này. Người trung gian thường thuê lại lao động nghèo để thu hái dược liệu. Người lao động nghèo (thường là nông dân) phụ thuộc vào người trung gian nên chỉ được trả công theo giờ thu hái. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia có nguồn dược liệu phong phú lại khơng có các quy định pháp luật chặt chẽ để bảo tồn nguồn dược liệu tự nhiên. Một lượng lớn các cây dược liệu quý ở dãy núi Hymalaya đã bị khai thác quá mức dẫn đến số lượng suy kiệt và một số loài gần như tuyệt chủng.
Nuôi trồng cây dược liệu hiện chỉ cung cấp 10% tổng sản lượng tiêu thụ thảo
dụng khối lượng lớn, đặc biệt là nguồn cung chính cho các nhà máy sản xuất thuốc vì các nhà máy sản xuất thuốc hiện đại đỏi hỏi nguyên liệu dược liệu phải được chuẩn hóa, phải có tiêu chuẩn rõ ràng về chất lượng và hàm lượng. Argentina, Trung Quốc, Hungary, Ấn Độ, Ba Lan và Tây Ban Nha là các quốc gia đi tiên phong trong việc canh tác cây dược liệu với quy mô lớn. Với chi phí trồng trọt cao, cây dược liệu thường được trồng theo đơn đặt hàng của các công ty dược. Tuy nhiên các công ty dược chỉ ưu tiên đặt hàng đối với các loại cây dược liệu mà họ sử dụng với số lượng lớn hoặc với các loại cây đòi hỏi cao về chất lượng và hàm lượng. Hiện nay ở một số nước phát triển như Hà Lan và Đông Âu, cũng là các nước xuất khẩu cây dược liệu lớn sang Châu Âu và Bắc mỹ, có xu hướng thành lập các hợp tác xã hoặc các mơ hình hợp tác liên doanh để giúp người trồng cây dược liệu có được sức mạnh đàm phán cao hơn và đạt mức giá bán cao hơn. Tuy nhiên, diện tích trồng trọt cây dược liệu trên tồn thế giới vẫn rất hạn chế do chi phí sản xuất cao, cần phải có diện tích đất rộng và phải tiếp cận được các phương thức canh tác và quản lý tiên tiến. Chi phí trong nhiều trường hợp kéo dài hàng chục năm. Mặt khác, các nguồn thu hái dược liệu tự nhiên có giá thấp làm cho các doanh nghiệp không mấy mặn mà với việc canh tác cây dược liệu.